Giá bánh chưng Tết mới nhất Xuân Giáp Thìn 2024

Bạn đang xem: Giá bánh chưng Tết mới nhất Xuân Giáp Thìn 2024 tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Tết đến Xuân về ai cũng háo hức được nếm miếng bánh chưng đầu tiên mềm thơm mùi gạo quyện với vị bùi béo của đậu và thịt. Nếu gia đình bạn không thể hoặc không muốn gói quá nhiều bánh chưng thì có thể đặt mua ở các cửa hàng uy tín. Dưới đây là giá bánh chưng Tết mới nhất Xuân Giáp Thìn mà chúng tôi đã cập nhật cụ thể nhé.

giá bánh chưng tết 1

Giá bánh chưng Tết mới nhất Xuân Giáp Thìn 2024

Như bạn đã biết thì bánh chưng là sự tổng hợp của nhiều nguyên liệu như thịt heo, đậu xanh, gạo nếp, lá dong. Tuy nhiên năm nay tình hình kinh tế khó khăn nên các nguyên liệu hầu như đều tăng giá. Điều này có tác động không nhỏ đến giá bánh chưng Tết.

Theo ghi nhận chung, giá bánh chưng Tết có thể tăng từ 10.000- 50.000 đồng/chiếc tùy theo từng khu vực và các địa chỉ làm bánh khác nhau.

Ở vùng nông thôn, giá bán chưng dao động từ khoảng 50.000- 100.000 đồng/chiếc. Nếu là bánh vừa phải thì chỉ khoảng 50.000 đồng/chiếc phù hợp với điều kiện kinh tế ở đây. Còn nếu là bánh to, làm từ gạo ngon như nếp cái hoa vàng, thịt heo ngon,… thì có khi lên tới 100.000 đồng/chiếc.

Ở thành phố, giá bánh chưng có sự biến động đa dạng hơn với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên cách tính giá lại theo trọng lượng, ví dụ bánh 1kg, bánh 2kg,… cụ thể hơn:

LOẠI BÁNH CHƯNGGIÁ BÁNH CHƯNG TẾT
Bánh chưng Tết 1kgKhoảng 270.000 đồng/cặp
Bánh chưng Tết 1.5kgKhoảng 370.000 đồng/cặp
Bánh chưng Tết 2kgKhoảng 470.000 đồng/cặp

Ngoài bánh chưng nếp nhung hay nếp cái hoa vàng thì hiện nay nhiều người còn ưa chuộng bánh chưng làm từ gạo nếp nương, nếp cẩm hay gạo lứt. Mức giá cũng tương đương so với bánh truyền thống.

LOẠI BÁNH CHƯNGGIÁ BÁNH CHƯNG TẾT
Bánh chưng nếp nươngKhoảng 105.000 đồng/chiếc
Bánh chưng nếp cẩmKhoảng 85.000 đồng/chiếc
Bánh chưng nếp cẩm + gấcKhoảng 90.000 đồng/chiếc
Bánh chưng gạo lứtKhoảng 60.000- 100.000 đồng/chiếc

Những chiếc bánh chưng ngày càng được biến tấu thành nhiều loại nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Giá các nguyên liệu gói bánh chưng Tết

Một chiếc bánh chưng vuông vắn, đầy đặn và đẹp nhất là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu khác nhau như gạo nếp, thịt heo, đậu xanh,…

– Gạo nếp

Gạo nếp được dùng để gói bánh chưng thường là gạo nếp cái hoa vàng. Ngoài ra xu hướng mới hiện nay nhiều người còn thích gạo nếp nương hoặc gạo lứt, gạo nếp cẩm.

+ Gạo nếp cái hoa vàng

Trong các loại gạo nếp thì gạo nếp cái hoa vàng là ngon nhất. Sở dĩ có cái tên như trên do vào giai đoạn trổ đòng, phấn hoa có màu vàng. Nó khác biệt hoàn toàn so với loại lúa trổ đòng phấn hoa màu trắng. Ngoài ra, mùi thơm của nó cũng rất khác biệt.

Những đặc tính nổi bật của gạo nếp cái hoa vàng là:

  • Được trồng theo một vụ nhất định nên rất quý. Thời gian thích hợp từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch.
  • Hình dáng hạt gạo tròn mẩy, khi ăn có vị dẻo thơm đặc trưng.
  • Có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn như bánh chưng, bánh dày, nấu rượu,…

+ Gạo nếp nương Tây Bắc

Gạo nếp nương được trồng trên nương và uống nước từ núi rừng nên không chỉ khi nấu mới có mùi thơm. Từ khi còn là hạt gạo, nếp nương đã mang mùi thơm thoang thoảng. Hạt gạo ở đây thơm, mềm dẻo, ngọt và trở thành đặc sản “có một không hai” của vùng đất Tây Bắc.

Về kích thước và màu sắc, gạo nếp nương thuộc dạng hạt to, dài, màu trắng trong đôi khi xen lẫn với cả hạt đục. Khi thưởng thức bánh chưng nếp nương, bạn sẽ cảm nhận rõ sự mềm dẻo cũng như hương thơm khác biệt.

+ Gạo lứt

Gạo lứt ngày càng được ưa chuộng bởi nó phù hợp với người muốn giảm cân, ăn kiêng, duy trì cân nặng hay người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp. Theo nghiên cứu, lớp cám lụa màu nâu bên ngoài của gạo lứt chứa đến hơn 90% chất dinh dưỡng mà chủ yếu là vitamin và nguyên tố vi lượng. Hàm lượng chất xơ trong gạo lứt cao gấp 2 lần so với loại gạo thông thường. Khi ăn bánh chưng gạo lứt, bạn có cảm giác no lâu, giảm đáng kể năng lượng thừa nạp vào cơ thể.

Gạo lứt hiện nay cũng được chia thành nhiều loại như gạo lứt đen, gạo lứt tím, gạo lứt đỏ. Cách làm tương tự như gói bánh chưng truyền thống.

+ Giá các loại gạo nếp

LOẠI GẠO NẾPMỨC GIÁ
Gạo nếp cái hoa vàng30.000- 35.000 đồng/kg
Gạo nếp cái hoa vàng đặc biệt40.000- 45.000 đồng/kg
Gạo nếp nương50.000- 60.000 đồng/kg
Gạo lứt30.000- 40.000 đồng/kg

giá bánh chưng tết 3

– Đậu xanh

Đậu xanh chọn để gói bánh chưng tốt nhất là đậu xanh còn nguyên vỏ sẽ mềm và thơm hơn so với đậu xanh bóc vỏ sấy khô. Bạn chọn hạt đậu xanh đều, vàng ươm, có mùi thơm tự nhiên. Sau đó mang về ngâm nước, đãi sạch sẽ rồi để ráo.

Một số gia đình có thói quen gói nhân đậu xanh sống. Tuy nhiên cũng có người thì chọn đồ chín đỗ xanh. Nếu vậy, khi đã đãi sạch vỏ đậu, bạn cho vào xửng hấp đồ chín, đánh tơi lên. Rồi giã nhuyễn ra để bọc với nhân thịt.

Giá đậu xanh như sau:

TÊN SẢN PHẨMMỨC GIÁ
Đỗ xanh hạt vỡ đôi không vỏ 500gKhoảng 39.000/kg
Đỗ xanh nguyên hạt 500gKhoảng 34.000/kg
Đỗ xanh nguyên vỏ hữu cơ 500gKhoảng 55.000/kg
Đỗ xanh tiêu 500gKhoảng 35.000/kg

giá bánh chưng tết 4

– Thịt ba chỉ

Thịt ba chỉ gói bánh chưng ngon nhất là lọai thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn. Bạn không nên chọn loại thịt quá nạc thì ăn không có cảm giác béo ngậy. Thịt cần rửa sạch sẽ với muối hoặc rượu trắng, giấm,… Sau đó thái thành miếng dài khoảng 5- 7cm, dày khoảng 0.5cm. Tiếp đến là ướp muối tiêu cho ngấm chừng 15 phút trước khi gói bánh.

Giá thịt ba chỉ ngon như sau:

SẢN PHẨMMỨC GIÁ
Giá thịt ba rọiKhoảng 159.900/kg
Giá nạc vai heoKhoảng 129.900/kg
Giá thịt đùi heoKhoảng 119.900/kg
Giá nạc nọng heoKhoảng 416.900/kg

giá bánh chưng tết 5

– Lá dong

Để chiếc bánh chưng có màu xanh mướt đẹp mắt thì khâu chọn lá dong cũng rất quan trọng. Lá dong phải là lá bánh tẻ không quá già hoặc quá non. Khổ lá dong rộng vừa phải. Mỗi chiếc bánh sẽ có 4 chiếc lá.

Bạn phải ngâm lá dong vào chậu nước lớn khoảng 30- 45 phút cho những bụi bẩn trôi bớt đi. Sau đó thì dùng khăn mềm để cọ rửa cả hai mặt lá dong cho sạch. Đợi khi đã rửa xong lá, bạn dựng lên cho ráo nước. Tiếp đến là dùng khăn khô và lau cho lá thật sạch sẽ. Dùng dao sắc cắt bớt gân lá dong cho lá mềm, dễ gói rồi mới bắt đầu gói bánh chưng nhé.

Giá bán lá dong có nhiều mức từ 30.000, 40.000 đồng đến 120.000 đồng/bó 50 lá tùy theo kích cỡ lớn nhỏ.

– Lạt gói bánh chưng

Lạt gói bánh chưng là nguyên liệu cuối cùng giúp hoàn thiện công đoạn. Bạn chọn loại lạt mỏng, mềm và dẻo dai. Mỗi một chiếc bánh cần khoảng 2- 4 chiếc lạt tuỳ bạn muốn buộc hình chữ thập (2 lạt) hay hình vuông (4 lạt) trên bánh.

Giá dây lạt từ 10.000 đồng/bó, 20.000 đồng/bó,… Ngoài ra, các loại khuôn gói bánh chưng có giá dao động từ 20.000- 40.000 đồng/ chiếc.

giá bánh chưng tết 6

Ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền

Từ xa xưa, chiếc bánh chưng của người Việt đã có hình vuông tượng trưng cho đất, còn bánh dày tượng trưng cho trời. Sản phẩm này được làm từ gạo nếp trắng ngần, bên trong là nhân đậu xanh, thịt mỡ, hạt tiêu. Tất cả sẽ được bao trọn trong lớp lá dong xanh mướt. Sau đó buộc chặt bằng những sợi lạt mềm dẻo và tạo hình cho thật vuông vức, đẹp mắt.

Người Việt xưa sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, phụ thuộc vào thiên nhiên, thời tiết rất nhiều. Vậy nên chiếc bánh chưng trong mâm cỗ ngày Tết mang rất nhiều ý nghĩa. Trước hết là tận dụng ngay thực phẩm nuôi sống chúng ta hằng ngày để tạo nên món bánh ngon và độc đáo hơn. Sau là thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Mâm cỗ Tất Niên có thêm đĩa bánh chưng cùng nhiều món ăn khác cũng để tưởng nhớ, thể hiện lòng hiếu kính của con cháu với ông bà tổ tiên.

Bánh chưng cũng có thể trở thành quà biếu Tết ý nghĩa mà người Việt dành cho những người thân, người quen, họ hàng, đối tác thân thiết,… Chúng ta vẫn thường nghe câu “Thấy bánh chưng là thấy Tết”. Miếng bánh chưng đầu tiên bao giờ cũng ngon nhất vì nó chứa đựng biết bao tình cảm, sự mong nhớ, sự quây quần yêu thương bên gia đình mà một năm mới có một lần. Còn gì thú vị bằng được ngồi xem ông bà, cha mẹ gói bánh. Sau đó thì ngồi canh nồi bánh sôi sục, nóng hổi trên bếp lửa với mấy củ khoai nướng vùi trong than. Cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện xưa cũ, hít hà hương thơm tỏa ra từ chiếc lá dong, gạo nếp cái hoa vàng với vị đậu xanh ngọt bùi, béo ngậy.

giá bánh chưng tết 7

Nguồn gốc ra đời của bánh chưng

Theo tâm thức của người Việt và sử sách truyền lại cho con cháu, bánh chưng ra đời từ truyền thuyết Lang liêu cùng với sự tích “Bánh chưng bánh dày”.

Tương truyền rằng vào đời vua Hùng thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân, đất nước thanh bình và nhà vua muốn truyền ngôi cho con. Khi ấy người ban chỉ dụ rằng: Ai mang được lễ vật hợp ý nhất để dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì sẽ truyền ngôi cho.

Khi mà các hoàng tử thi nhau tìm của ngon vật lạ ở khắp mọi nơi thì chỉ có Lang Liêu vì mẹ mất sớm, gia cảnh khó khăn vẫn chưa biết chuẩn bị gì. Đêm hôm ấy, chàng mơ thấy có một ông thần hiện lên bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi sống con người và có thể ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Ngươi hãy lấy gạo nếp gói thành hình tròn tượng trưng cho trời, lấy lá gói thành hình vuông tương trưng cho đất. Ở trong làm nhân bắt chước hình dáng trời đất bao hàm vạn vật. Điều này còn ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý”.

Sau khi bừng tỉnh, chàng thực hiện đúng như lời chỉ dẫn. Đầu tiên, chàng chọn những hạt gạo nếp trắng tinh, tròn mẩy, đem vo sạch. Sau đó bỏ nhân vào giữa với đậu xanh, thịt heo rồi dùng lá dong gói thành hình vuông. Cuối cùng là đem luộc chín.

Chàng lại lấy tiếp gạo nếp đã đồ chín, mang đi giã nhuyễn. Rồi nhào thành hình tròn để tượng trưng cho trời gọi là bánh dày.

Đến ngày hẹn, vua hội họp các con lại mang lễ vật dâng cúng Tổ tiên. Các sơn hào hải vị quá nhiều nhưng vua Hùng chỉ hài lòng với món bánh chưng và bánh dày của Lang Liêu.

Từ đó về sau cứ đúng vào ngày gỗ Tổ vua Hùng và ngày Tết, chúng ta lại làm bánh chưng bánh dày để tưởng nhớ công ơn của Tổ tiên.

giá bánh chưng tết 8

Những chủ đề hay về bánh chưng bạn có thể tham khảo:

  • Cách gói bánh chưng bằng khuôn và không cần khuôn (gói tay)
  • Cách luộc bánh chưng ngon mềm lá xanh và nhanh nhừ nhất
  • Luộc bánh chưng bao lâu thì chín? Luộc mấy tiếng thì mềm ngon nhất?

Chiếc bánh chưng xanh dền, mềm dẻo không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của các gia đình. Dù kinh tế khó khăn thì mọi người cũng có thể sắm vài chiếc bánh nhỏ xinh để cúng giỗ tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Giá bánh chưng Tết đã được chúng tôi cập nhật cụ thể ở trên nhé.

Bạn thấy bài viết Giá bánh chưng Tết mới nhất Xuân Giáp Thìn 2024 có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Giá bánh chưng Tết mới nhất Xuân Giáp Thìn 2024 bên dưới để Trường TH Đông Phương Yên có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường TH Đông Phương Yên

Nhớ để nguồn bài viết này: Giá bánh chưng Tết mới nhất Xuân Giáp Thìn 2024 của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm chi tiết về Giá bánh chưng Tết mới nhất Xuân Giáp Thìn 2024
Xem thêm bài viết hay:  'Giật mình' với công dụng của loài cá phổ biến trên thế giới mà không phải ai cũng biết

Viết một bình luận