Chiều tối ngày 13/9, trao đổi với Báo Sức khỏe và Đời sống, ông Mai Văn Mười – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, liên quan đến số ca ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng (địa chỉ tại số 2B Phan Châu Trinh, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) đã lên đến 91 người. Trong số này có hàng chục trường hợp là người nước ngoài.
Theo đó, đã có 32 ca xuất viện, một trường hợp chuyển viện Sản Nhi Đà Nẵng. Tại Bệnh viện Vĩnh Đức (Quảng Nam) có 4 bệnh nhân người nước ngoài nằm Hồi sức (không thở máy). Ghi nhận tại Bệnh viện Thái Bình Dương (TP. Hội An) có 3 bệnh nhân nằm khoa Hồi sức do huyết áp tụt, bạch cầu tăng, rối loạn điện giải song không thở máy.
Chủ cơ sở Bánh mỳ Bà Phượng 2 làm việc với Đoàn kiểm tra liên quan đến các vụ ngộ độc thực phẩm.
Theo kết quả điều tra của Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm (Sở Y tế Quảng Nam), sáng ngày 11/9 (bắt đầu lúc 8 giờ 00 phút) một số người dân, du khách có ăn bánh mỳ có nhân pa tê, thịt xíu, xíu mại, rau sống, sốt trứng gà tươi (trứng gà + dầu ăn), dưa, rau răm, xà lách, đu đủ chua và chả heo mua tại hộ kinh doanh Bánh mỳ Phượng 2.
Đến 11 giờ cùng ngày, một số người có biểu hiện sốt cao, nôn mửa, đau bụng, đi phân lỏng nhiều lần và kéo dài. Sau đó, các bệnh nhân đã đến TTYT Hội An, Bệnh viện Đa Khoa Thái Bình Dương, phòng khám Khang Cường trên địa bàn TP Hội An; Bệnh viện Vĩnh Đức, thị xã Điện Bàn để nhập viện, điều trị.
Tính đến sáng 13/9/2023 ghi nhận tại Trung tâm Y tế có 08 người bị ngộ độc thực phẩm trong đó điều trị nội trú là 03 người, ngoại trú 05 người; Bệnh viện Đa Khoa Thái Bình Dương 11 người; phòng khám Khang Cường 16 người, Bệnh viện Đa Khoa Vĩnh Đức 11 người. Đến chiều tối ngày 13/9, Sở Y tế Quảng Nam xác nhận, số người được cho ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mỳ Phượng đã lên 91 người.
Theo ghi nhận tại cơ sở, ngày 11/9 hộ kinh doanh Bánh mỳ Phượng 2 bán tổng cộng 1.920 ổ bánh mỳ Phượng. Ngày 12/9, cơ sở bán tổng cộng 1.700 ổ bánh mỳ.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở đã dừng hoạt động chế biến, kinh doanh. Theo Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Quảng Nam, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nằm trong khu vực phố cổ có diện tích 97 m 2 .
Mặc dù việc bảo quản nguyên liệu thực phẩm trong tủ lạnh, tủ đông nhưng sắp xếp nguyên liệu, thực phẩm chưa gọn gàng; khu vực sơ chế chưa đảm bảo vệ sinh; Chưa phân biệt giữa khu vực bảo quản nguyên liệu, thực phẩm, khu vực sơ chế, chế biến và khu vực khác; Lưu mẫu chưa đủ số lượng món ăn trong 1 ngày (không lưu bánh mỳ, sốt trứng gà tươi);
Đoàn kiểm tra tiến hành lấy mẫu thực phẩm để xét nghiệm.
Không có dụng cụ thu gom, đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh (thùng rác tại khu vực sơ chế, chế biến không có nắp đậy).
Theo kết quả điều tra sơ bộ, thức ăn được nghi ngờ là nguyên nhân gây ngộ độc bởi thực phẩm có mùi vị và màu sắc lạ… Bánh mỳ Phượng là loại bánh mỳ thường có nhân pa tê, thịt xíu gồm thịt và nước, xíu mại, rau răm, rau húng, hành, xà lách, sốt trứng gà tươi (trứng gà + dầu ăn), dưa leo, đu đủ chua và chả heo.
Bạn thấy bài viết Gần 100 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mỳ Phượng ở Hội An: 2 ngày bán hơn 3.000 ổ có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Gần 100 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mỳ Phượng ở Hội An: 2 ngày bán hơn 3.000 ổ bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Gần 100 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mỳ Phượng ở Hội An: 2 ngày bán hơn 3.000 ổ của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay