Dọn nhà sau mưa bão, nhiều người mắc căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao

Bạn đang xem: Dọn nhà sau mưa bão, nhiều người mắc căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Nhập viện do nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người” trong khi dọn dẹp nhà cửa sau bão lũ

Theo các chuyên gia, sau thời gian mưa bão kéo dài, nhiều khu vực ngập lụt, điều kiện vệ sinh môi trường đã và đang “ẩn náu” nguy cơ bùng phát các bệnh nhiễm khuẩn trong cộng đồng, trong đó có bệnh whitmore.

Mới đây nhất, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị này đang điều trị cho một số trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao kéo dài, nhiễm khuẩn mô, máu, đường tiêu hóa, tiết niệu… do sống trong các môi trường ngập lụt, bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 vừa qua.

Dọn nhà sau mưa bão, nhiều người mắc căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao- Ảnh 1.

Bệnh nhân mắc bệnh whitmore được điều trị tại Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh). Ảnh BVCC

Đơn cử là trường hợp bệnh nhân P.V.K (45 tuổi, ở phường Hà Khánh, TP Hạ Long). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, sốt cao kéo dài nhiều ngày không dứt. Bệnh nhân cho biết, bão số 3 khiến nơi ở của anh bị ngập nước kèm bùn bẩn, sình lầy nên anh phải dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, khu vực sống nhiều ngày trước. Sau đó, anh bắt đầu xuất hiện sốt cao liên tục, mệt mỏi, uống hạ sốt không thuyên giảm nên nhập viện điều trị.

Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei (Whitmore). Bệnh nhân được các bác sĩ theo dõi, điều trị tích cực tại bệnh viện.

Cũng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tại Bệnh viện Bãi Cháy cũng tiếp nhận điều trị cho 4 bệnh nhân mắc bệnh whitmore. BSCKI Trần Quốc Tuấn – Phó Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, các bệnh nhân nhiễm bệnh whitmore phải nhập viện điều trị đợt này đều từng tiếp xúc với nước, bùn lầy trong quá trình khắc phục thiên tai, dọn dẹp, vệ sinh môi trường sống sau ảnh hưởng của bão số 3.

Triệu chứng biểu hiện là sốt cao, rét run kéo dài nhiều ngày, tình trạng nhiễm trùng nặng, cấy máu phát hiện vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei (whitmore).

Không riêng các trường hợp trên, ngay sau cơn bão số 3, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh whitmore vào viện với triệu chứng sốt, kém ăn, sụt cân, sưng và áp xe một số vị trí trên cơ thể. Đặc điểm chung của những bệnh nhân này là đều có bệnh nền và thường xuyên làm việc tiếp xúc với bùn đất, nơi nguồn nước không được đảm bảo vệ sinh.

Bệnh whitmore là gì?

Theo các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh whitmore còn được gọi là bệnh Melioidosis là một bệnh lý nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra.

Trong môi trường tự nhiên, vi khuẩn này sống chủ yếu trong đất ẩm, đặc biệt tìm thấy nhiều trong đất sét ở độ sâu 25-45 cm. Vi khuẩn có khả năng tồn tại trong những điều kiện môi trường khác nhau như môi trường nghèo chất dinh dưỡng hay môi trường khô hạn. Tuy nhiên, tác nhân này dễ bị tiêu diệt bởi tia cực tím.

Những ai dễ mắc bệnh?

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng tần suất mắc cao nhất ở lứa tuổi từ 40 đến 60. Nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh nhưng do có điều kiện tiếp xúc với mầm bệnh nhiều hơn nên nam giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Bệnh hay xảy ra ở người thường xuyên tiếp xúc với đất và nước như người làm ruộng, công nhân xây dựng, người làm vườn…

Dọn nhà sau mưa bão, nhiều người mắc căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao- Ảnh 2.

Hiện nay, sau thời gian mưa bão, vô số vi sinh vật, rác bẩn, chất thải…theo dòng nước, bùn, đất làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh trong cộng đồng. Ảnh minh họa

Khoảng 80% người bệnh có một hoặc nhiều bệnh nền như đái tháo đường; nghiện rượu; bệnh phổi, thận mạn tính; trong đó quan trọng hơn cả là đái tháo đường không được kiểm soát tốt đường huyết. Bệnh cũng có thể gặp ở người trước đó hoàn toàn khỏe mạnh với tỷ lệ ít hơn.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh whitmore

Cũng theo các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn gây bệnh whitmore có thể gây nhiều thể lâm sàng khác nhau. Các thể lâm sàng này có thể xuất hiện riêng rẽ hay phối hợp như viêm phổi; nhiễm khuẩn huyết/sốc nhiễm khuẩn; nhiễm khuẩn da mô mềm: áp xe dưới da, mụn mủ, viêm mô tế bào; áp xe đa cơ quan: áp xe gan, lách, thận, tiền liệt tuyến, tuyến mang tai, áp xe đa ổ ở mô dưới da….

Triệu chứng của bệnh có thể cấp tính như sốt cao, suy hô hấp, hạ huyết áp hoặc có biểu hiện sốt kéo dài, viêm khớp, loét hoại tử một hay nhiều vùng da trên người. Đôi khi có biểu hiện lâm sàng giống bệnh cảnh lao.

Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là bệnh nhiễm trùng nặng, có tỷ lệ tử vong cao và một số trường hợp diễn tiến tối cấp, tử vong nhanh nếu bệnh nhân không được chẩn đoán sớm, chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Điều trị bệnh như thế nào?

Việc điều trị bệnh whitmore trên từng trường hợp bệnh nhân sẽ có phương pháp, phác đồ điều trị thời gian khác nhau. Điều trị bằng thuốc bây giờ chủ yếu chia thành 2 giai đoạn – giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì.

Ở giai đoạn tấn công, bệnh nhân được điều trị bằng tiêm thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch từ 4 đến 6 tuần, thậm chí là 8 tuần với những trường hợp bệnh nặng, sốc nhiễm trùng. Tiếp đó bệnh nhân về nhà phải duy trì kháng sinh đường uống trong vòng từ 3 đến 6 tháng.

Bệnh whitmore đặc biệt có thời gian điều trị kéo dài, nên cần sự tuân thủ điều trị và bệnh nhân phải tái khám thường xuyên để đánh giá về nguy cơ, diễn biến và tác dụng phụ của thuốc nếu có.

Cách phòng ngừa bệnh whitmore

Hiện nay, sau thời gian mưa lũ, vô số vi sinh vật, rác bẩn, chất thải…theo dòng nước, bùn, đất làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh trong cộng đồng. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh; vệ sinh sạch hoàn toàn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn.

Không ăn thức ăn hoặc dùng nước uống chưa qua xử lý có thể nhiễm vi khuẩn. Khi ra ngoài, cần mang khẩu trang bảo vệ đường hô hấp, nhất là trong môi trường có nhiều khói bụi.

Đặc biệt khi bệnh nhân có các vết loét ở ngoài da, các triệu chứng như sốt cao kéo dài, mệt mỏi, nhức mỏi tay chân, ho, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng … cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Bạn thấy bài viết Dọn nhà sau mưa bão, nhiều người mắc căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Dọn nhà sau mưa bão, nhiều người mắc căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Dọn nhà sau mưa bão, nhiều người mắc căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  3 thói quen gây tổn hại sức khỏe cần tránh làm vào mùa đông, làm thêm 6 việc bạn sẽ khỏe từ trong ra ngoài

Viết một bình luận