Đo đường huyết lúc đói quan trọng thế nào với người bệnh tiểu đường?
Đường huyết đói là chỉ số đường huyết được đo lần đầu vào buổi sáng nhịn ăn ít nhất 8h trở lên, lúc đó bạn chưa ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào.
Khi đói, hàm lượng đường trong cơ thể tăng nhờ kích thích từ hormone glucagon. Lúc này, sẽ có 2 trường hợp:
– Nếu là người bình thường, cơ thể sẽ tiết ra insulin để vận chuyển đường từ trong máu vào tế bào, từ đó giúp cân bằng lượng đường trong máu.
– Nếu bị tiểu đường, hàm lượng insulin tiết ra không đủ hoặc cơ thể không sử dụng được insulin, đường trong máu không được vận chuyển vào trong tế bào dẫn tới lượng đường trong máu tăng lên.
Chính vì vậy mà sáng sớm, lúc cơ thể đang đói, đo đường huyết ở thời điểm này, chỉ số đường huyết sẽ ở mức thấp nhất. Nếu chỉ số này thay đổi, cao hơn ngưỡng bình thường thì có thể chẩn đoán người đó mắc bệnh tiểu đường.
Ảnh minh họa
Chỉ số đường huyết kiểm tra lúc đói bao nhiêu là bình thường?
Theo các chuyên gia y tế, giá trị đường huyết lúc đói với cơ thể bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 3,9 – 5,4 mmol/dl. Nếu kết quả thu được cao hơn ngưỡng bình thường thì sẽ có 2 trường hợp:
– Bệnh nhân bị tiền tiểu đường hay rối loạn dung nạp glucose nếu kết quả kiểm tra trong khoảng từ 5,5 – 6,9 mmol/dl.
– Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường nếu chỉ số đường huyết lúc sáng sớm đo được cao hơn 7 mmol/dl. Để đảm bảo kết quả chắc chắn bệnh nhân có bị tiểu đường hay không, bạn nên kiểm tra lại lần 2 ở cùng thời điểm vào hôm sau để biết chính xác.
Ngoài ra, nếu chỉ số đường huyết lúc đói nhỏ hơn 3,9 mmol/dl thì bệnh nhân được chẩn đoán bị hạ đường huyết.
Cần làm gì khi đường huyết thay đổi thất thường
Cách xử lý tốt nhất khi chỉ số đường huyết sáng sớm thay đổi bất thường là tìm đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và lên kế hoạch điều trị sớm, tránh để tình trạng kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng.
Bệnh tiểu đường cần được theo dõi liên tục và điều trị trong thời gian dài để duy trì mức đường huyết ổn định. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp dành cho người bị tiểu đường.
Chính vì vậy, cách xử lý tốt nhất khi chỉ số đường huyết sáng sớm thay đổi bất thường là tìm đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và lên kế hoạch điều trị sớm, tránh để tình trạng kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng.
Ảnh minh họa
Xét nghiệm đường huyết lúc đói nên bao lâu một lần?
Theo thông tin từ Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (tên viết tắt là ADA) khuyến cáo rằng:
– Nếu bạn trên 45 tuổi và chưa có khả năng bị tiểu đường thì vẫn nên xét nghiệm đường huyết lúc đói 2 – 3 năm 1 lần.
– Nếu bạn là người ít hoạt động thể chất; có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường type 2; huyết áp cao từ 140/90mmHg trở lên hay đang được điều trị cao huyết áp; có mức độ cholesterol lipoprotein HDL thấp dưới 35mg/dL hoặc mức triglyceride lớn hơn 250mg/dL… thì nên xét nghiệm định kỳ 1 năm/1 lần (hay 6 tháng 1 lần nếu có nhiều nguy cơ):
– Nếu bạn bị tiền tiểu đường, bạn nên kiểm tra đường huyết định kỳ hàng tháng, tiếp đó cách 2 – 3 tháng tùy thuộc chỉ định của bác sĩ. Đối với các trường hợp bạn đã mắc bệnh tiểu đường, cần theo dõi chỉ số đường huyết lúc đói hàng tháng (hoặc tối thiểu 2 tháng/lần).
Có thể kèm theo xét nghiệm HbA1c nếu kiểm tra tại các bệnh viện lớn, từ tuyến tỉnh trở lên.
Bạn thấy bài viết Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay