Đi toilet bị chuột cắn, một người phải nhập viện vì suy đa cơ quan

Bạn đang xem: Đi toilet bị chuột cắn, một người phải nhập viện vì suy đa cơ quan tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Đi toilet bị chuột cắn, một người phải nhập viện vì suy đa cơ quan- Ảnh 1.

Chuột có thể ẩn nấp trong bồn cầu. (Ảnh: Liudmila Chernetska)

Người đàn ông 76 tuổi này đã đến khoa cấp cứu tại một bệnh viện ở Montréal, Quebec sau khi gặp một con chuột trong bồn cầu. Ông cố gắng đuổi nó đi thì bị nó cắn vào hai ngón tay. Tại khoa cấp cứu, các bác sĩ đã chăm sóc vết thương cơ bản cho ông cũng như tiêm thuốc uốn ván. Tờ Tiền Phong đưa tin.

Tuy nhiên, khoảng 18 ngày sau, người đàn ông này phải quay lại bệnh viện trong tình trạng sốt, đau đầu và đau bụng trong vài ngày. Lúc này, mặc dù vết thương ở ngón tay gần như đã lành nhưng huyết áp của người này đã xuống thấp và tim đập rất nhanh.

Xét nghiệm máu ban đầu cho thấy thận của bệnh nhân bị tổn thương và máu của ông có số lượng tiểu cầu thấp – những mảnh tế bào hình thành cục máu đông để ngăn chặn hoặc cầm máu. Các bác sĩ đã đưa ông vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) khi ông có dấu hiệu rối loạn chức năng đa cơ quan và nhiễm trùng huyết, một hiện tượng nguy hiểm trong đó nhiễm trùng khiến hệ miễn dịch hoạt động quá mức.

Để tìm ra nguyên nhân căn bệnh của người đàn ông, các bác sĩ đã lấy và phân tích mẫu máu và nước tiểu. Những xét nghiệm này tiết lộ, người đàn ông này đã mắc một căn bệnh truyền nhiễm có tên là bệnh leptospirosis, theo một báo cáo về vụ việc được công bố vào tháng 1 trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada.

Tại Việt Nam, tháng 11/2023, có trường hợp bệnh nhi 6 tuổi từ Bình Định được chuyển viện vào TP HCM, do viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết phải thở máy bởi nhiễm xoắn khuẩn Leptospira.

Trước đó, bé nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định vì sốt cao liên tục 8 ngày, đau họng, tiêu phân lỏng kèm khó thở. Dù điều trị tích cực nhưng tình trạng nặng dần, suy hô hấp, tổn thương đa cơ quan, được liên hệ chuyển viện.

PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 trả lời trên SK&ĐS cho biết: Khi vào viện, bé hôn mê, suy hô hấp nặng. Ê kíp phối hợp nhiều phương pháp như thở máy, kháng sinh, song bệnh không cải thiện, vàng da ngày càng tăng, tiểu vàng sậm, tổn thương gan thận nặng. Các bác sĩ lọc máu liên tục và thay huyết tương nhiều đợt nhằm hỗ trợ chức năng gan thận, dùng kháng sinh mạnh để kiểm soát nhiễm trùng. Xét nghiệm ghi nhận bé nhiễm trùng huyết do xoắn khuẩn Leptospira, nguy cơ tử vong.

Sau hơn hai tuần điều trị tích cực, sức khỏe bé cải thiện ngoạn mục, chức năng gan thận, hô hấp hồi phục, được cai máy thở.

Bệnh Leptospirosis là bệnh gì?

Bệnh Leptospirosis, còn gọi là bệnh Weil, do vi khuẩn thuộc chi Leptospira gây ra. Trên toàn cầu, đây là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất do vi trùng lây truyền giữa động vật và con người. Mỗi năm, hơn 1 triệu trường hợp mắc bệnh leptospirosis được báo cáo trên toàn thế giới, dẫn đến gần 60.000 ca tử vong. Khoảng 100 đến 150 trường hợp xảy ra ở Mỹ hàng năm.

Bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do các xoắn khuẩn thuộc họ Leptospiraceae là bệnh truyền nhiễm trong các loài động vật gặm nhấm và xâm nhập ngẫu nhiên vào cơ thể con người qua các vết xước.

Thậm chí nếu tiếp xúc lâu với môi trường nhiễm khuẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp qua da, niêm mạc lành. Nhiễm khuẩn cũng xảy ra qua đường ăn uống khi ăn phải thịt động vật bị bệnh nấu không chín, hoặc nhiễm qua kết mạc mắt khi bơi lội ở vùng nhiễm khuẩn.

Bệnh hay gặp vào mùa mưa do xoắn khuẩn lan theo dòng nước và có thể gây thành dịch. Bệnh xuất hiện ở hầu hết các nước, nhiều nhất ở châu Phi, Nam Mỹ và châu Á.

Biểu hiện của bệnh do xoắn khuẩn Leptospira

Bệnh có thể chia 2 giai đoạn:

– Ở giai đoạn 1- Giai đoạn nhiễm xoắn khuẩn huyết cấp tính: Sốt cao 39 – 40 độ C sau thời gian ủ bệnh từ 1 – 2 tuần. Trong máu có nhiều vi khuẩn và sốt thì kéo dài từ 3 – 8 ngày.

– Ở giai đoạn 2- Giai đoạn miễn dịch xoắn khuẩn vàng da: Sốt trở lại do các cơ quan nhất là gan và thận bị tổn thương (vàng da, albumin niệu) do vậy sự phân biệt rõ hai giai đoạn này thường không rõ ràng và một số trường hợp bệnh nhẹ thường không có giai đoạn 2.

Ngoài ra trong giai đoạn 2 này còn có thể có hội chứng màng não do thần kinh trung ương bị tổn thương, các mao mạch giãn có thể xuất huyết và đau cơ. Các biến chứng thường gặp khác là:

– Viêm mống mắt, viêm mống mắt thể mi, viêm màng mạch võng mạc;

– Thận: suy thận cấp là biến chứng nặng dễ gây tử vọng: người bệnh vô niệu, ure cao, creatinin máu tăng cao, người bệnh có thể hôn mê do ure máu cao;

– Xuất huyết: Ồ ạt các phủ tạng gây thiếu máu cấp, có thể có rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC);

– Phổi: Phù phổi cấp, chảy máu phổi gây suy hô hấp nặng.

Đi toilet bị chuột cắn, một người phải nhập viện vì suy đa cơ quan- Ảnh 2.

Bé 6 tuổi bị tổn thương đa cơ quan do nhiễm xoắn khuẩn Leptospira, bệnh nhi phải thở máy thay huyết tương – Ảnh: BSCC

Ai có nguy cơ mắc xoắn khuẩn Leptospira?

Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh nhưng phần lớn bệnh xảy ra do tính chất nghề nghiệp và ở nước ta bệnh hay gặp ở những đối tượng sau:

– Người làm việc trong rừng và gần rừng như bộ đội biên giới.

– Công nhân hầm mỏ, người làm công tác lâm nghiệp.

– Người làm công việc chăn nuôi, tiếp xúc với gia súc, gia cầm.

Trên thực tế ghi nhận cũng có những trường hợp dân thành phố cũng mắc bệnh do khi đi du lịch sinh thái về vùng nông thôn, tắm sông, suối, ao hồ, cắm trại… cũng có thể mắc bệnh.

Lời khuyên thầy thuốc

Nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm xoắn khuẩn: Tránh bơi lội, đặc biệt khi bạn bị vết thương hoặc các vết trầy xước trên da. Mang găng tay, giày bằng cao su và mặc áo dài tay khi đi qua vùng ngập nước, bùn hoặc đất ẩm. Rửa tay bằng xà phòng, vì xoắn khuẩn Leptospira sẽ bị tiêu diệt rất nhanh bởi xà phòng, chất tẩy uế và môi trường khô ráo. Giữ vệ sinh nơi ở, tiêu diệt các loại thú gặm nhấm xung quanh nhà.

Tuy nhiên, các biểu hiện của nhiễm vi khuẩn Leptospira không đặc hiệu, nó có thể gây nhầm lẫn trong chẩn đoán với một số bệnh lý nội khoa và truyền nhiễm khác. Các biểu hiện bệnh tùy thuộc vào vị trí tổn thương và bệnh học mà cần phân biệt rõ với một số bệnh truyền nhiễm khác đặc biệt là sốt rét, ác tính thể tiêu hóa gan mật… Vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Bạn thấy bài viết Đi toilet bị chuột cắn, một người phải nhập viện vì suy đa cơ quan có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Đi toilet bị chuột cắn, một người phải nhập viện vì suy đa cơ quan bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Đi toilet bị chuột cắn, một người phải nhập viện vì suy đa cơ quan của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  ‘Bốc hỏa’ mãn kinh đáng sợ đến mức nào?

Viết một bình luận