Cúm A dễ lây lan
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do các chủng virus cúm A như H1N1, H5N7, H7N9… gây nên. Những chủng virus này rất dễ lây lan nên dễ phát sinh thành dịch bệnh.
Virus cúm A có nhiều trong trong dịch tiết nước bọt, nước mũi… Do đó, con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh cúm A là qua đường giọt bắn. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, giọt bắn sẽ chạm vào miệng, mũi của trẻ đối diện khiến trẻ mắc bệnh, hoặc cũng có thể chạm vào đồ dùng có dính virus rồi đưa lên mũi, miệng.
Bệnh cúm A thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, với các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với cúm thông thường. Tuy nhiên, bệnh tiến triển rất nhanh, nếu không xử trí kịp thời dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc cúm A do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, nên sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính hàng năm toàn thế giới có khoảng 5 – 10% người lớn và 20 – 30% trẻ em mắc cúm A hoặc cúm B. Trong mỗi đợt dịch cúm, có khoảng 3 đến 5 triệu ca bệnh nặng, 290 – 650 ngàn ca tử vong liên quan đến hô hấp.
Bệnh cúm A ở trẻ em thường diễn tiến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Trong lịch sử cúm A đã từng bùng phát thành dịch, đại dịch, đe dọa cuộc sống, tính mạng của nhiều người dân.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do các chủng virus cúm A như H1N1, H5N7, H7N9… gây nên.
Biểu hiện mắc cúm A ở trẻ
Khi bị cúm A trẻ thường có các triệu chứng như: Sốt cao (thường phổ biến ở trẻ dưới 24 tháng tuổi), nhức đầu, mỏi cơ, ho, lười vận động, chảy nước mũi, hắt hơi… Một số trường hợp trẻ có thể bị nôn trớ nhiều lần, háo nước.
Trường hợp bị cúm A nghiêm trọng, sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như: Bỏ ăn, bỏ bú, thở nhanh, li bì, gan bàn chân lạnh… Một số trường hợp trẻ có thể bị sốt cao kèm theo co giật.
Triệu chứng các bệnh viêm đường hô hấp nói chung và triệu chứng cúm A ở trẻ em nói riêng thường tương tự nhau, nên rất dễ nhầm lẫn. Khi mắc cúm, trẻ có thể sốt, có các triệu chứng viêm long đường hô hấp, chẳng hạn như hắt hơi, sổ mũi , đau họng , đau đầu, đau nhức cơ, đặc biệt là phần chân và lưng. Trong một số trường hợp trẻ có thể sợ ánh sáng.
Ngoài những triệu chứng kể trên, trẻ bị cúm A có thể bị sốt cao 39 – 40 độ C, họng, da và mắt có hiện tượng xung huyết, mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn. Lúc này phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu chậm trễ, trẻ có thể lên cơn co giật vì sốt cao.
Nếu trẻ sốt cao mà không được xử trí kịp thời, có thể dẫn đến mất nước , rối loạn điện giải, chóng mặt, đi lại khó khăn.
Tùy theo cơ địa cũng như sức khỏe của từng trẻ, cúm A sẽ có những biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Nhiều trường hợp trẻ chỉ có biểu hiện như cúm thông thường, nên cha mẹ chủ quan không điều trị sớm, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng nguy hiểm nhất khi trẻ mắc cúm A là suy hô hấp với các triệu chứng khó thở, thở gấp, đờm có lẫn máu… lâu dần sẽ dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy, thậm chí có trường hợp tử vong.
Ngoài ra, cúm A ở trẻ nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng khác như: Viêm tai giữa , viêm thanh khí phế quản, viêm màng não, nhiễm khuẩn thứ phát, viêm cơ tim… Những biến chứng này đều nguy hiểm, nên cần được phát hiện và can thiệp sớm để ngăn ngừa ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.
Để phòng ngừa cúm A nên tiêm vaccine cúm đầy đủ mỗi năm để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Cúm A tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm nếu không được điều trị và xử trí kịp thời. Vì vậy, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ có các biểu hiện sau:
– Sốt cao trên 39 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt.
– Co giật.
– Trẻ mệt mỏi li bì, khó đánh thức.
– Bỏ ăn, bỏ bú, nôn trớ, chân và tay lạnh.
– Trẻ khó thở, thở nhanh.
Biện pháp phòng ngừa cúm A ở trẻ
Để phòng ngừa cúm A, cha mẹ nên cho trẻ tiêm vaccine cúm đầy đủ mỗi năm để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Ngoài ra, cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh mũi họng, rửa tay thường xuyên và không cho trẻ đưa tay lên mũi, miệng.
Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người. Tránh tiếp xúc với những người đang bị cúm hoặc có nguy cơ bị bệnh.
Vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Thường xuyên rửa sạch đồ dùng, đồ chơi của trẻ.
Cho trẻ ăn uống đủ chất, vận động thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
Khi trẻ có các triệu chứng của bệnh cúm như ho, sốt, sổ mũi thì nên cho trẻ đi khám, không nên chủ quan để trẻ tự khỏi hoặc tự ý mua thuốc cho trẻ uống.
Bạn thấy bài viết Cúm A đang gia tăng ở trẻ em, phát hiện sớm bằng cách nào? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Cúm A đang gia tăng ở trẻ em, phát hiện sớm bằng cách nào? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Cúm A đang gia tăng ở trẻ em, phát hiện sớm bằng cách nào? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay