Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, đối với cộng đồng IT thì vị trí CTO không còn là vị trí quá xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được về vị trí này. Vậy CTO là gì và họ sẽ đảm nhận những vai trò gì trong một doanh nghiệp? Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
CTO là gì?
CTO là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. CTO thuộc level C trong doanh nghiệp. là người chịu trách nhiệm quản lý trong doanh nghiệp về mảnh kỹ thuật và công nghệ.
Bên cạnh đó, CTO cũng chịu trách nhiệm điều hành, giám sát các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, giải quyết các vấn đề phát sinh về công nghệ và kỹ thuật.
Thông thường, CTO sẽ làm việc trực tiếp với CEO của công ty. Một CTO thường bắt đầu con đường sự nghiệp từ một nhân viên IT hoặc một lập trình viên.
CTO là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp
CTO là viết tắt của từ gì?
CTO là viết tắt của từ Chief Technology Officer – có nghĩa là Giám đốc Công nghệ hay Giám đốc Kỹ thuật.
Thuật ngữ CTO được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong nhiều năm trở lại đây, đặc biệt khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, trí tuệ nhân tạo AI lên ngôi.
Vị trí CTO làm gì trong doanh nghiệp?
Với vị trí đứng đầu về mảng kỹ thuật và công nghệ, CTO cần thực hiện nhiều hoạt động mang tính quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chung của công ty.
Đó không đơn thuần chỉ là các công việc liên quan đến nghiên cứu mà còn là các hoạt động phát triển doanh nghiệp đạt được những mục tiêu dài hạn.
Phụ trách cơ sở hạ tầng thông tin của doanh nghiệp
Đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của CTO. Với nhiệm vụ này, CTO sẽ cần cân nhắc việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. ồng thời thiết lập lên hệ thống trong toàn bộ doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp khi có một hệ thống vận hành chung sẽ giúp các hoạt động như nghiên cứu thị trường, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, truyền thông nội bộ,… được diễn ra trơn tru hơn.
CTO phụ trách cơ sở hạ tầng thông tin của doanh nghiệp
Phụ trách kỹ thuật
Phụ trách về kỹ thuật cũng là một nhiệm vụ công việc của CTO. Giám đốc Kỹ thuật sẽ xem xét để có thể đưa các ứng dụng tiến bộ công nghệ vào trong hoạt động của tổ chức hay không. Ngoài ra, CTO cũng cần tính toán để xem có thể khai thác được thêm nhiều tính năng quan trọng khác không để đạt được mục tiêu mà công việc đã đề ra.
Cầu nối tiếp thị giữa doanh nghiệp với khách hàng
CTO cũng đóng vai trò là người giữ mối liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng hoặc giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư, đối tác.
Nhiệm vụ này yêu cầu CTO phải có khả năng giao tiếp và kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp. Như vậy để có thể nhanh chóng ký kết được các hợp đồng lớn với đối tác.
CTO là người giữ mối liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng
Lập kế hoạch phát triển kỹ thuật dài hạn cho doanh nghiệp
Với nhiệm vụ này, CTO cần thiết lập chiến lược của công ty thông qua việc lập kế hoạch ra các chiến lược phát triển dài hạn. Các bản kế hoạch cần phải cụ thể thành mục tiêu, ngân sách và các hoạt động rõ ràng, việc phân bổ nguồn lực ra sao.
Một bản kế hoạch càng cụ thể, chi tiết thì khả năng giám sát và tổ chức sẽ càng dễ dàng thực hiện chính xác hơn.
Mô tả công việc của CTO là gì?
Nhìn chung, vai trò quan trọng và cơ bản nhất của một Giám đốc Công nghệ là thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công nghệ thông tin. Cụ thể, công việc của họ sẽ gồm:
- Liên lạc với các đầu mối kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp nhằm mục đích kêu gọi tài trợ phần cứng, phần mềm, chuyên môn về công nghệ thông tin
- Chỉ đạo các hoạt động của bộ phận nhằm duy trì các chương trình hoặc quy trình đã đặt ra. Cung cấp dịch vụ trong thời gian đã thiết lập. Tuân thủ theo các yêu cầu về công nghệ thông tin.
- Hỗ trợ tạo điều kiện cho các cuộc họp, các buổi hội thảo, tọa đàm. Phát triển các đề xuất và hỗ trợ nhân viên về công nghệ
- Thực hiện các chức năng quản trị nhân sự để duy trì nguồn nhân lực của đội nhóm, nâng cao năng suất của nhân viên và đảm bảo đạt được kết quả cần thiết của bộ phận.
- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công nghệ hiện tại nhằm mục đích phát triển các chương trình, dịch vụ mới. Đảm bảo chương trình tuân thủ theo các yêu cầu về bảo mật thông tin đã được đề ra.
- Phát triển và thực hiện tầm nhìn chiến lược về việc sử dụng công nghệ trong cả cơ sở hạ tầng lẫn hệ thống học thuật.
- Đánh giá hiệu suất của nhân viên bộ phận CNTT. Giám sát đào tạo hỗ trợ để tăng cường đóng góp của công nghệ trong quá trình làm việc.
- Tham gia vào các cuộc họp cùng với ban lãnh đạo để đóng góp ý kiến trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp
CTO đảm nhận các nhiệm vụ liên quan đến công nghệ của doanh nghiệp
Kỹ năng cần có của CTO là gì?
CTO ở những doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng đòi hỏi phải có kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn cao.
Dưới đây là những kỹ năng cần thiết mà một CTO cần có:
Kỹ năng giao tiếp tốt
CTO là người đứng đầu và phải lãnh đạo cả một team. Do đó họ cần có khả năng giao tiếp tốt để truyền đạt và gắn kết được với các thành viên trong team.
Bên cạnh đó, CTO cũng cần giao tiếp với các phòng ban, các giám đốc cấp cao khác. Hoặc đôi khi là với cả khách hàng nên đây là một kỹ năng bắt buộc với một CTO.
Sáng tạo và giải quyết vấn đề nhanh chóng
Khi trong công việc xảy ra vấn đề, CTO sẽ là người đứng ra thông báo và giải quyết vấn đề đó. Nói cách khác, họ sẽ là người được kỳ vọng để phát triển và đưa ra giải pháp phù hợp như thực thi tác vụ, fix bug hay hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Họ cũng sẽ là những chuyên gia xử lý mà không cần có sự hỗ trợ từ phía bên ngoài.
CTO cần có kỹ năng sáng tạo và giải quyết vấn đề nhanh chóng
Khả năng lãnh đạo và cố vấn
Một CTO giỏi là một người có thể biến được những ý tưởng phát triển chiến lược mới của mình thành hiện thực. Để làm được điều đó, họ cần có khả năng truyền đạt và thuyết phục mọi người về tính khả thi và những lợi thế của chiến lược đó.
Người đứng đầu về kỹ thuật cũng sẽ hiểu rõ được cách để thúc đẩy và tạo động lực cho các đồng đội của mình để thực hiện thành công dự án đó.
Không ngừng học tập và trau dồi kiến thức
Ở các công ty vừa và nhỏ, CTO thường là các chuyên gia có kỹ năng và kỹ thuật tốt nhất trong team. Với các công ty và tập đoàn lớn hơn, CTO thường có nhiều nhiệm vụ liên quan đến quản lý hơn và ít nghiệp vụ về kỹ thuật hơn.
Tuy nhiên, nhìn chung thì dù là CTO của công ty nào thì họ cũng phải là những người có tầm nhìn kỹ thuật tốt. Ngành công nghệ luôn thay đổi và phát triển từng ngày. Vì vậy nên để duy trì thì CTO cần liên tục học tập và trau dồi kiến thức, khám phá những công nghệ mới để tạo ra đột phá cho doanh nghiệp của mình.
Kỹ năng cập nhật xu hướng liên tục
Xu hướng công nghệ đang ngày càng phát triển và mở rộng. Vậy nên CTO cần phải thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn để bắt kịp xu hướng.
Bộ kỹ năng thường được thấy trong bản mô tả công việc của các CTO sẽ bao gồm: xây dựng kiến trúc sản phẩm kỹ thuật số, lập trình API, MVP, quản trị hệ thống công nghệ cao, kỹ năng DevOps,…
CTO cần phải thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn để bắt kịp xu hướng
Có tầm nhìn và tư duy chiến lược
CTO sẽ phải dẫn đầu và lên kế hoạch cho toàn bộ phần tech full-stack. Do đó, họ cần tiếp cận để phát triển, có quy trình làm việc khoa học, lập kế hoạch và kiểm tra ngân sách dự án cùng những giám đốc cấp cao khác.
Một yếu tố quan trọng của CTO là cần nhìn rõ được bức tranh toàn cảnh ở nhiều góc độ khác nhau để xác định được chiến lược công nghệ của công ty và tìm đường lối phát triển cho phù hợp.
Lương của CTO là bao nhiêu?
Trên thực tế, không có quy chuẩn đối với mức lương của CTO. Ở mỗi công ty thì mức lương của vị trí này sẽ khác nhau. Mức lương sẽ tùy thuộc vào mức độ công việc và trách nhiệm mà CTO đó đảm nhận.
Nhìn chung, mức lương của CTO sẽ rơi vào khoảng từ 1000 – 10.000$/tháng. Trong các doanh nghiệp startup thì mức lương sẽ phụ thuộc vào mức độ phát triển của doanh nghiệp. Thông thường sẽ nằm trong khoảng từ 1000 – 5000$/tháng.
Mức lương trung bình của CTO tương đối cao
Phân biệt CTO và CIO
Trước kia, CIO thường đảm nhận cả phần việc của CTO trong công ty. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0, công việc nhiều hơn góp phần ra đời vị trí CTO. Để phân biệt được rõ 2 vị trí này, trước hết ta cần hiểu CIO là gì.
CIO là gì?
CIO – Chief Information Officer còn được gọi là Giám đốc Thông tin trong doanh nghiệp. Họ sẽ chịu trách nhiệm chính cho việc thiết lập hệ thống thông tin, quản lý hệ thống ứng dụng và dữ liệu cho doanh nghiệp đó, ví dụ như quản trị hệ thống khách hàng (CRM), quản lý nhân sự (HRM), hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP), quản lý chuỗi cung ứng (SCM), hệ thống báo cáo đa chiều trong doanh nghiệp (Business Intelligence-BI),…
Bên cạnh đó, CIO cũng cần nghiên cứu và xác định những công nghệ mới sẽ mang lại giá trị kinh doanh cho công ty. Đồng thời giải quyết được các vấn đề liên quan đến thông tin kỹ thuật số.
CIO là vị trí Giám đốc thông tin trong doanh nghiệp
Nhiệm vụ chính của CIO
Đề xuất chiến lược cải tiến công nghệ
CIO chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích và đề xuất những kế hoạch cải thiện các ứng dụng công nghệ, đồng thời đảm bảo cân đối các khoản đầu tư hợp lý.
Đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh nhờ công nghệ
CIO hỗ trợ phát triển và duy trì hệ thống công nghệ thông tin hiệu quả cho các phòng ban khác như phòng Marketing, phòng Nhân sự,… với mục đích cuối cùng là giúp giải quyết các vấn đề nội bộ, nâng cao hiệu suất làm việc.
Thiết kế hệ thống thông tin cho doanh nghiệp
Với các doanh nghiệp, việc sở hữu một hệ thống thông tin riêng biệt là điều vô cùng cần thiết. Bởi nếu không có hệ thống này thì cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp sẽ không được lưu trữ và bảo mật an toàn, đồng thời hoạt động kinh doanh sẽ vận hành không trơn tru. CIO sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng, chăm sóc và nâng cấp hệ thống bảo mật thông tin.
CTO và CIO có gì khác nhau?
Như vậy, nhìn chung công việc của CTO sẽ liên quan đến các hoạt động nghiên cứu để đưa ra các kế hoạch chiến lược và cập nhật các xu hướng công nghệ mới.
Còn công việc cơ bản của CIO là sẽ thực hiện các hoạt động để hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập quy trình và xây dựng kho dữ liệu thông tin.
CTO và CIO là hai vị trí riêng biệt
Có thể tóm gọn những điểm khác nhau cơ bản giữa 2 vị trí này như sau:
Giống nhau:
- Đều xoay quanh ứng dụng công nghệ trong tổ chức
- Đều đòi hỏi kiến thức chuyên môn và khả năng quản trị cao
Khác nhau:
CIO:
- Thường làm việc với nhân sự nội bộ
- Tập trung quản lý hạ tầng – cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp
CTO:
- Thường làm việc với khách hàng, đối tác, chủ đầu tư
- Phát triển ra các sản phẩm công nghệ nhờ các liệu pháp chuyên sâu về kỹ thuật
Doanh nghiệp nào mới cần tuyển CTO?
Khi đã hiểu rõ về vị trí CTO và những trách nhiệm mà CTO cần phải làm với doanh nghiệp thì một câu hỏi được đặt ra là liệu doanh nghiệp như thế nào thì cần tuyển CTO? Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp được 4 kiểu doanh nghiệp cần tuyển CTO
Doanh nghiệp có nhu cầu kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển
Khi mà nhu cầu sử dụng kỹ thuật công nghệ của công ty bạn ngày càng lớn hơn và nhân sự trong công ty không có chuyên môn về công nghệ để có thể giám sát các dự án thì đó là lúc bạn cần tuyển một CTO.
Việc này sẽ giúp giảm khối lượng công việc đang đè lên số lượng nhân sự hiện tại. CTO sẽ giúp các bạn xử lý các vấn đề công nghệ. Đồng thời thực hiện những đổi mới cần thiết để nâng cao hiệu suất công việc.
Nhu cầu công nghệ gia tăng đòi hỏi doanh nghiệp cần tuyển dụng vị trí CTO
Doanh nghiệp cần nâng cấp hệ thống công nghệ
Khi công ty của bạn phát triển đến mức các ứng dụng công nghệ hiện tại không thể đáp ứng nhu cầu đề ra. Điều này gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Đó là lúc bạn nên cập nhật các ứng dụng công nghệ mới.
Tuyển dụng CTO để cập nhật các ứng dụng công nghệ mới
Tuy nhiên việc nâng cấp hệ thống quy mô lớn thường tiềm ẩn không ít rủi ro. Trong trường hợp này nếu công ty có một CTO thì chuyển đổi công nghệ sẽ đơn giản hơn nhiều. CTO sẽ giúp hạn chế tối đa việc gián đoạn kinh doanh trong thời điểm nâng cấp hệ thống.
Trong nhiều lĩnh vực, để đạt được thành công thì bạn bắt buộc phải là người đi đầu. Khi mà thành công của công ty phụ thuộc vào việc cập nhật công nghệ mới thì vai trò của một CTO là vô cùng giá trị.
Công ty có đội nhóm công nghệ cần người lãnh đạo chuyên nghiệp
CTO là vị trí quản lý cấp cao nên họ là phải làm tốt cả việc quản lý. Họ hiểu vai trò của một Giám đốc điều hành trong công ty. Đồng thời họ cũng hiểu phải làm gì cho việc phát triển công nghệ thông tin của doanh nghiệp đó.
Nếu bộ phận công nghệ của công ty bạn cần một người hướng dẫn kinh doanh thì hãy nhanh chóng tuyển ngay một CTO.
CTO giúp dẫn dắt đội nhóm công nghệ làm việc có hiệu quả hơn
Bạn cần một người thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn
Khi bước vào giai đoạn doanh nghiệp của bạn bị chững lại trên đà phát triển thì việc tuyển dụng một CTO tài giỏi sẽ là giải pháp hữu ích cho bạn.
Lý do là bởi vì, trách nhiệm của một CTO là sử dụng công nghệ mới để đưa doanh nghiệp phát triển hơn. Tuyển dụng được một CTO tài năng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đạt được sức mạnh và tạo ra một bước đột phá trong công nghệ. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc tạo ra được những bước đột phá trong công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp của bạn trở thành đơn vị tiên phong và dẫn đầu, từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.
Bạn thấy bài viết CTO là gì? Lương CTO bao nhiêu? Mô tả công việc và kỹ năng CTO có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về CTO là gì? Lương CTO bao nhiêu? Mô tả công việc và kỹ năng CTO bên dưới để Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: CTO là gì? Lương CTO bao nhiêu? Mô tả công việc và kỹ năng CTO của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Hỏi đáp
Tóp 10 CTO là gì? Lương CTO bao nhiêu? Mô tả công việc và kỹ năng CTO
#CTO #là #gì #Lương #CTO #bao #nhiêu #Mô #tả #công #việc #và #kỹ #năng #CTO
Video CTO là gì? Lương CTO bao nhiêu? Mô tả công việc và kỹ năng CTO
Hình Ảnh CTO là gì? Lương CTO bao nhiêu? Mô tả công việc và kỹ năng CTO
#CTO #là #gì #Lương #CTO #bao #nhiêu #Mô #tả #công #việc #và #kỹ #năng #CTO
Tin tức CTO là gì? Lương CTO bao nhiêu? Mô tả công việc và kỹ năng CTO
#CTO #là #gì #Lương #CTO #bao #nhiêu #Mô #tả #công #việc #và #kỹ #năng #CTO
Review CTO là gì? Lương CTO bao nhiêu? Mô tả công việc và kỹ năng CTO
#CTO #là #gì #Lương #CTO #bao #nhiêu #Mô #tả #công #việc #và #kỹ #năng #CTO
Tham khảo CTO là gì? Lương CTO bao nhiêu? Mô tả công việc và kỹ năng CTO
#CTO #là #gì #Lương #CTO #bao #nhiêu #Mô #tả #công #việc #và #kỹ #năng #CTO
Mới nhất CTO là gì? Lương CTO bao nhiêu? Mô tả công việc và kỹ năng CTO
#CTO #là #gì #Lương #CTO #bao #nhiêu #Mô #tả #công #việc #và #kỹ #năng #CTO
Hướng dẫn CTO là gì? Lương CTO bao nhiêu? Mô tả công việc và kỹ năng CTO
#CTO #là #gì #Lương #CTO #bao #nhiêu #Mô #tả #công #việc #và #kỹ #năng #CTO