Mới đây, theo thông tin từ đại diện Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, nghệ sĩ Thương Tín bị gãy xương bánh chè gối phải sau tai nạn, cộng thêm thoái hóa khớp gối khiến ông bị biến chứng teo cơ, không thể duỗi chân. Bác sĩ đánh giá chấn thương phức tạp do bệnh nhân bị tai nạn từ lâu nhưng không được điều trị kịp thời.
Nghệ sĩ Thương Tín phải ngồi xe lăn do bị đau cả 2 chân.
Bác sĩ cho biết, Thương Tín phải phẫu thuật để tránh tàn tật vĩnh viễn. Song, Bệnh viện không thể thực hiện ca mổ gấp vì ông đang yếu.
Còn chân trái của Thương Tín bị viêm khớp gối nặng, cần uống thuốc điều trị lâu dài. Hiện tại, nam nghệ sĩ không thể đi lại, phải ngồi xe lăn.
Theo nhạc sĩ Tô Hiếu – người đang hỗ trợ ăn ở cho Thương Tín, cũng là người giúp đỡ ông những năm qua cho biết, hiện tại sức khỏe của đàn anh chưa có tiến triển, thậm chí tinh thần suy sụp.
Vỡ xương bánh chè là gì?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), vỡ xương bánh chè là loại gãy xương nội khớp trừ gãy cực dưới, có thể gãy kín hoặc gãy hở. Xương bánh chè giữ chức năng chính trong hệ thống duỗi gối. Gãy xương bánh chè hay gặp trong chấn thương vùng gối. Nguyên nhân là do tai nạn giao thông, lao động hoặc sinh hoạt.
Có nhiều loại gãy khác nhau: Gãy ngang (phổ biến nhất, có thể gãy ở cực dưới hoặc ở cực trên); gãy nhiều mảnh, gãy hình sao; gãy dọc. Tùy từng loại gãy, tùy thuộc vào lứa tuổi mà các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị bảo tồn hay phẫu thuật.
Thông thường khi gãy xương bánh chè, người bệnh nhận thấy khớp gối bị sưng nề to, mất các lõm tự nhiên, xuất hiện các vết tím ở dưới da, ấn vào thấy đau, sờ thấy khe giãn cách giữa hai đoạn gãy.
Tuy nhiên, khi bị ngã hoặc va chạm, nhiều bệnh nhân cho rằng bản thân chỉ bị bong gân khớp gối bởi khi tổn thương cũng gây sưng, đau vùng gối. Vì sự nhầm lẫn và chủ quan với bệnh, không phát hiện và điều trị kịp thời gãy xương bánh chè đầu gối có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.
Một số biến chứng có thể gặp như: viêm mủ khớp gối, teo cơ tứ đầu đùi, xơ hoá, vôi hoá các dây chằng bao khớp, liền lệch xương bánh chè, biến chứng khớp giả xương bánh chè và nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí khiến bệnh nhân không thể đi lại.
Viêm khớp gối và thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?
Ngoài gặp chấn thương nặng sau tai nạn, nghệ sĩ Thương Tín còn bị thoái hóa khớp gối phải và viêm khớp gối trái. Đây là những tình trạng phổ biến hay gặp, nhất là ở người cao tuổi.
Hình ảnh chân phải bị vỡ xương bánh chè, chân trái bị viêm khớp gối nặng của nghệ sĩ Thương Tín. Ảnh: Nhạc sĩ Tô Hiếu.
Viêm khớp gối có nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp nhất là do thoái hóa. Tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa xương khớp và mắc bệnh lý xương khớp càng tăng. Theo thống kê phụ nữ ngoài độ tuổi 55 có nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp gối cao hơn so với nam giới trong độ tuổi này.
Theo TS.BS Nguyễn Văn Học – Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, thoái hoá khớp là bệnh lý của toàn bộ khớp bao gồm sụn khớp, xương dưới sụn, sụn chêm, dây chằng, bao khớp và hoạt dịch.
Thoái hoá khớp có thể xảy ra ở tất cả các khớp, trong đó thoái hóa khớp gối là hay gặp. Thoái hoá khớp ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động do làm giảm khả năng vận động của khớp.
Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh sẽ bị đau khớp gối một hoặc hai bên. Đau xuất hiện khi đi lại, lên xuống cầu thang, khi ngồi xổm, nghỉ ngơi đỡ đau. Đau có thể thành từng đợt dài ngắn khác nhau. Trường hợp nặng bệnh nhân có thể đau cả về ban đêm, phải có dụng cụ trợ đỡ mới đi lại được.
Bên cạnh đó, người bị thoái hóa khớp gối thường có triệu chứng cứng khớp buổi sáng, phải vận động một lúc khớp mới trở lại bình thường. Thời gian cứng khớp thường dưới 30 phút.
Ngoài ra, một số trường hợp gặp tình trạng lạo xạo xương. Đây là tiếng động bất thường tại khớp có thể sờ thấy một cách rõ ràng khi vận động chủ động hoặc thụ động bởi người khám.
Cũng theo TS.BS Nguyễn Văn Học, người bị thoái hóa khớp gối có thể gặp một số biến chứng như: Giảm hoạt động sinh hoạt và lao động; một số biến chứng do dùng thuốc kéo dài và không đúng. Đặc biệt, bệnh nhân có nguy cơ tàn tật nếu không được phát hiện và điều trị đúng phác đồ; đến viện muộn khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, khó có thể can thiệp.
Thương Tín (SN 1956) là diễn viên nổi tiếng của Việt Nam ở thập niên 80-90 với các vai diễn ấn tượng: Thiếu tá Vọng trong “Ván bài lật ngửa”, tướng cướp Bạch Hải Đường trong “Săn bắt cướp”, Sáu Tâm trong “Biệt đội Sài Gòn”… Khi ấy, ông từng được khán giả gọi với cái tên “tài tử màn bạc”.
Tháng 2/2021, Thương Tín bị đột quỵ nhưng được đưa vào bệnh viện kịp thời. Ông được khán giả quyên góp, ủng hộ số tiền lớn. Tuy vậy, số tiền này sau đó cũng không giúp cuộc sống của nam diễn viên thay đổi. Có thời gian, Thương Tín thuê nhà ở TP.HCM, làm shipper nhưng bỏ nghề vì không đủ sức khỏe.
Khoảng tháng 10/2024, ông bị trượt chân, ngã từ xe khách xuống đường, được người dân địa phương đưa đi cấp cứu sau đó gọi người thân đến đón.
Về nhà, ông cũng không đi lại nhiều vì đau. Gần đây, thấy tình hình cơn đau kéo dài nên người nhà đưa Thương Tín đến TP.HCM khám bệnh và phát hiện bị vỡ xương bánh chè.
Bạn thấy bài viết Căn bệnh Thương Tín gặp phải nguy hiểm ra sao mà có nguy cơ tàn tật suốt đời? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Căn bệnh Thương Tín gặp phải nguy hiểm ra sao mà có nguy cơ tàn tật suốt đời? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Căn bệnh Thương Tín gặp phải nguy hiểm ra sao mà có nguy cơ tàn tật suốt đời? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay