Cách viết thiệp cưới đầy đủ nhất đẹp lòng khách mời

Bạn đang xem: Cách viết thiệp cưới đầy đủ nhất đẹp lòng khách mời tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

“Đám cưới, đám cưới về trên đường quê. Cô dâu đôi má hồng về nhà chồng. Tung bay xác pháo rơi đầy đồng. Quê tôi trai gái vui trong lòng,…”. Thời điểm cuối năm đang đến gần thích hợp để gia đình có thêm dâu, thêm rể. Ngoài chuẩn bị chụp ảnh cưới, đặt cỗ, lên danh sách khách mời thì cặp đôi còn phải lên kế hoạch viết và đưa thiệp cưới. Nếu lần đầu chưa có kinh nghiệm và để không mất lòng khách mời, bạn tìm hiểu cách viết thiệp cưới chi tiết nhất dưới đây nhé.

Cách viết thiệp cưới 1

Vì sao cần viết thiệp cưới?

Như bạn đã biết thì khách mời trong đám cưới rất đông đảo được chia thành cấp độ thân sơ khác nhau. Ví dụ như họ hàng, bạn bè cha mẹ hai bên, bạn bè, đồng nghiệp của cô dâu chú rể,… Mà người Việt có cách xưng hô tương đối phức tạp:  bác trai bác gái, chú thím, cô chú, cậu mợ, anh chị,… Chúng ta vẫn nghe câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Nếu dùng không khéo sẽ dễ mất lòng khách mời. Do vậy bạn cần lưu ý cách viết thiệp cưới cho chính xác, tinh tế. Điều này thể hiện mình là người hiểu biết và mến khách.

Ngoài ra, sẽ có phần thất lễ với khách mời nếu bạn gửi đi một tấm thiệp cưới đẹp nhưng bị tẩy xóa hoặc sửa thông tin. Trước khi in thiệp cưới hàng loạt, bạn nên cùng mọi người kiểm tra lại kỹ thông tin ngày cưới. Lúc chuẩn bị gửi thiệp cũng nên kiểm tra cho kỹ giúp tránh sai sót.

Cách viết thiệp cưới 2

Cách viết thiệp cưới chính xác nhất

Thông tin về cha mẹ hai bên

Người Việt vẫn có quan niệm là “Nam tả Nữ hữu” nên thông tin của gia đình chú rể nằm ở bên tay trái thiệp. Còn thông tin cô dâu thì ở bên tay phải thiệp. Giờ là lúc ghi thông tin của cha mẹ hai bên.

– Gia đình nào theo đạo Công giáo thì cần tìm hiểu chính xác tên Thánh và đặt tên Thánh vào trước tên cha mẹ, tên cô dâu chú rể. Gia đình nào theo đạo Phật hoặc có Pháp danh thì cũng đưa Pháp danh của cha/mẹ cô dâu chú rể vào thiệp.

– Gia đình có cha hoặc mẹ đã qua đời hoặc vì lý do nào đó không có mặt trong lễ cưới, bạn nên tham khảo cha mẹ mình có muốn để tên người đã mất lên thiệp mời đám cưới hay không.

  • Nếu người cha đã qua đời, cách viết thiệp cưới như sau: Bà quả phụ: [Họ tên Cha]. Nhũ danh: [Họ tên Mẹ].
  • Nếu cả ba mẹ đều qua đời, bạn muốn để tên cha mẹ vào thiệp cưới của mình thì dùng từ Cố phụ: [tên Cha], Cố mẫu: [tên Mẹ]. Hoặc có thể ghi đầy đủ tên Cha Mẹ trên thiệp, bên dưới ghi chú thêm Đã mất/Đã qua đời, hoặc trang trọng hơn thì ghi Song thân quá vãng.
  • Nếu không tiện ghi tên cha mẹ trên đầu tấm thiệp cưới, bạn có thể để tên người chủ hôn là anh lớn trong nhà, hoặc chú bác đại diện trong gia đình.

Ghi tên cô dâu chú rể

– Nếu cô dâu chú rể là con một thì ghi là Ái nữ hoặc Quý Nam. Nếu là con trưởng thì ghi Trưởng Nữ, Trưởng Nam. Nếu là con thứ thì ghi Thứ Nam, Thứ Nữ. Con út thì ghi Út Nam, Út Nữ.

– Nếu gia đình có Đạo thì ghi tên Thánh trước họ tên cô dâu và chú rể.

Một số gia đình muốn đơn giản thì chỉ ghi Cô dâu [Họ tên], Chú rể [Họ tên] mà không ghi thứ bậc cụ thể trên thiệp cưới.

Cách viết thiệp cưới 3

Thông tin chính xác về lễ cưới

Cách viết thiệp cưới có 2 phần cần lưu ý là thông tin lễ cưới và thông tin tiệc cưới.  Bạn cần viết mọi thứ thật chính xác. Hiện nay, các thiệp cưới cũng ghi rõ ràng: Lễ Vu Quy, Lễ Tân Hôn, Lễ Thành Hôn. Mỗi cái tên đều có ý nghĩa riêng:

– Lễ Vu Quy

Lễ Vu Quy được tổ chức tại nhà gái nhằm thông báo cho toàn bộ gia đình, họ hàng nhà gái về việc cô dâu sẽ rời gia đình để bắt đầu cuộc sống riêng bên chồng. Bạn sẽ thấy bảng tên “Lễ Vu Quy” được treo trên cổng hoa, trong gian thờ gia tiên.

Với gia đình ở miền Nam, Lễ Vu Quy tổ chức trước ngày rước dâu. Trên thiệp cưới được ghi rõ “Trân trọng mời quan khách đến tham dự lễ Vu Quy của con gái tôi…”. Tại Lễ Vu Quy, cô dâu chú rể cùng nhau thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, làm lễ lên đèn, sau đó bái lạy ông bà, cha mẹ.

– Lễ Tân Hôn

Lễ Tân Hôn được tổ chức tại nhà trai, sau khi nhà trai qua nhà gái làm lễ rồi rước cô dâu về nhà chồng. Nhà gái cũng cử một số người đại diện sang nhà trai trong ngày lễ này gọi là “Lễ đưa dâu”, số lượng khoảng 7- 20 người gồm bạn bè, người thân của cô dâu.

– Lễ Thành Hôn

Theo phong tục cưới ở quê, nhà trai và nhà gái tổ chức lễ khác nhau nên trên thiệp cũng ghi rõ là Lễ Vu Quy hay Tân Hôn. Tuy nhiên một số cặp vợ chồng sinh ra ở thành phố lớn hoặc cặp đôi dân tỉnh nhưng sống ở đô thị lớn, họ thường tổ chức thêm buổi tiệc để đãi đồng nghiệp, những người không thể về quê chung vui được. Lúc này, cô dâu chú rể cùng đãi một buổi tiệc mời quan khách hai bên gia đình, lễ này gọi chung là lễ Thành hôn.

Để tránh thất lễ, khi ghi thông tin thiệp cưới, bạn căn cứ tính chất buổi lễ mà mình mời quyết định chọn từ sao cho đúng. Nhưng cũng không cần quá căng thẳng về điều này.

Cách viết thiệp cưới 4

Thông tin ngày giờ cử hành hôn lễ

Một thông tin quan trọng tiếp theo mà bạn cần quan tâm là ngày giờ cử hành hôn lễ hay ngày làm lễ rước dâu về nhà trai. Ngày giờ ghi trên thiệp phải rõ ràng bao gồm cả ngày dương và ngày âm theo lịch.

Nếu cô dâu chú rể theo đạo, có tổ chức lễ Thánh ở nhà thờ thì ghi rõ giờ làm lễ và tên Thánh Đường để quan khách cùng đạo đến tham dự và chúc phúc.

Thông tin ngày giờ và địa điểm đãi khách

Tiếp đến bạn ghi rõ thông tin ngày giờ, địa điểm đãi khách. Nếu tổ chức ở nhà hàng thì ghi địa chỉ chính xác tên nhà hàng, tên đường, phường, quận. Còn nếu đãi cưới tại nhà cũng ghi thông tin đầy đủ để khách mời dễ tìm. Nếu tỉ mỉ hơn, bạn đính kèm bản đồ chỉ dẫn, ví dụ nơi đãi tiệc cưới cách ngã tư đường lớn, trung tâm thương mại,… bao nhiêu mét. Tốt nhất là có thêm ước lượng độ dài đoạn đường để khách dễ hình dung.

  • Cách dán chữ đám cưới đẹp chuẩn mừng hạnh phúc may mắn
  • Những lời chúc kỷ niệm ngày cưới hay, ý nghĩa nhất
  • Những lời chúc đám cưới hay chúc phúc ý nghĩa nhất
  • Hoa cưới đẹp cầm tay để bàn mẫu mới hot

Cách ghi xưng hô dành cho khách mời lịch sự nhất

Như đã chia sẻ ở trên, xưng hô dành cho khách mời trong thiệp cưới rất quan trọng. Để tránh sai sót, trước tiên bạn cần lập danh sách khách mời đầy đủ nhất. Với họ hàng, người thân lớn tuổi như ông bà, cô dì, chú bác, hàng xóm lớn tuổi… thì bố mẹ cô dâu chú rể nên là người đứng ra mời. Điều này thể hiện sự tôn trọng dành cho người lớn tuổi.

Với họ hàng là anh chị em họ đồng vai với bạn, bạn nên đứng tên mời. Trường hợp không gặp được thì có thể nhờ người thân chuyển giúp. Với bạn bè, đồng nghiệp là khách của bạn thì gửi thiệp mời trực tiếp là tốt nhất.

Khi viết thiệp cưới, hãy chú ý cách xưng hô với mọi người. Hiện nay, cách ghi thiệp cưới thường thấy là anh A+… hoặc chị B+… Ngoài ra, bạn có thể ghi một cách chi tiết hơn, ví dụ:

– Nếu là thiệp bố mẹ mời họ hàng: Bên ngoài phong bì ghi Kính mời: Bác ABC. Bên trong ghi Kính mời: Hai bác và gia đình. Nếu khách mời có vợ/chồng đã mất thì chỉ ghi 1 người, tránh ghi hai bác, cô chú.

– Nếu khách mời là bạn bè: Ghi cụ thể tên người được mời, chẳng hạn mời Thanh Nhàn, Thu Hương,… hoặc ghi Kính mời: Bạn Dương Thanh Nga.

– Nếu khách mời đã có gia đình: Ghi rõ Mời vợ chồng anh chị [tên người mình quen] đến tham dự lễ cưới. Hoặc ngoài bì thư ghi Kính mời: Anh A, bên trong ghi Kính mời: vợ chồng anh A và bé (nếu muốn mời cả gia đình).

– Nếu khách mời độc thân và chưa biết người ấy có đi cùng người yêu hay không thì nên chọn cách ghi thiệp cưới tinh tế: Ngoài bìa ghi Kính mời: Anh A, bên trong ghi Kính mời: Anh A và người thương đến tham dự…

Cách viết thiệp cưới 6

Lưu ý trong cách viết thiệp cưới

Hiện nay nhiều đám cưới có thiết kế theo theme cụ thể như tone màu trắng, tone màu đỏ đô, tone màu hồng… Nếu bạn muốn khách mời ăn mặc đúng theme cưới cho đẹp và đồng bộ hơn, bạn ghi thêm trong thiệp cưới, ví dụ: “Xin Quý khách vui lòng mặc trang phục theo màu hồng để phù hợp không khí buổi tiệc”.

Nếu không muốn có trẻ con trong đám cưới của mình, bạn ghi cụ thể “Vì tính chất trang trọng của buổi tiệc, xin vui lòng không đưa trẻ em theo cùng“. Hoặc “Ghế ngồi sẽ được ghi chính xác theo số lượng khách mời trên thiệp”.

Cách viết thiệp cưới 7

Thiệp cưới là gì?

Thiệp cưới là một tấm thiệp được gửi đến khách mời để mời họ tham dự lễ cưới. Thiệp cưới thường có các thông tin sau:

  • Tên và địa chỉ của hai bên gia đình cô dâu và chú rể
  • Tên và tuổi của cô dâu và chú rể
  • Ngày giờ và địa điểm diễn ra lễ cưới
  • Cách thức thông báo RSVP

Thiệp cưới thường được gửi đi trước ngày cưới từ 2-3 tuần để khách mời có thời gian sắp xếp công việc và tham dự lễ cưới.

Tại Việt Nam, thiệp cưới thường được thiết kế với phong cách truyền thống, sử dụng màu sắc đỏ, vàng hoặc hồng. Thiệp cưới hiện đại cũng đang trở nên phổ biến với nhiều phong cách thiết kế khác nhau, từ đơn giản, tinh tế đến cầu kỳ, sang trọng.

Thiệp cưới có ý nghĩa quan trọng trong đám cưới, là lời thông báo chính thức của cô dâu và chú rể đến khách mời về ngày trọng đại của họ. Thiệp cưới cũng thể hiện sự trân trọng và mời gọi của cô dâu và chú rể đối với sự hiện diện của khách mời trong ngày cưới.

Như vậy đã học được cách viết thiệp cưới đầy đủ, chính xác nhất. Hi vọng mọi người sẽ có thêm kinh nghiệm để công việc diễn ra thuận lợi nhé.

Bạn thấy bài viết Cách viết thiệp cưới đầy đủ nhất đẹp lòng khách mời có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Cách viết thiệp cưới đầy đủ nhất đẹp lòng khách mời bên dưới để Trường TH Đông Phương Yên có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường TH Đông Phương Yên

Nhớ để nguồn bài viết này: Cách viết thiệp cưới đầy đủ nhất đẹp lòng khách mời của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm chi tiết về Cách viết thiệp cưới đầy đủ nhất đẹp lòng khách mời
Xem thêm bài viết hay:  Spaghetti là gì? Cách làm mì ý đầy đủ phương pháp tại nhà thơm ngon khó cưỡng

Viết một bình luận