Cách sơ cứu người bị ngạt khí đám cháy cần biết

Bạn đang xem: Cách sơ cứu người bị ngạt khí đám cháy cần biết tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Vụ cháy chung cư mini Khương Hạ (Hà Nội) hiện đang được nhiều người quan tâm, trong đó  vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy; những kỹ năng tự thoát hiểm và cách sơ cứu người gặp nạn là ‘hành trang’ cần phải được trang bị.

Ngạt khí là một trong những lý do chính khiến nhiều người thiệt mạng trong các vụ hỏa hoạn do hít phải nhiều khí độc CO2, CO, amoniac, axit hữu cơ… trong đó, CO2 và CO là nguyên nhân chính gây tử vong.

Khi hít phải quá nhiều loại khí này, nạn nhân có thể bị ngộ độc cấp tính. Ngoài ra, các loại khí này cũng khiến cơ thể tiêu hao nhiều thể lực vì thiếu oxy, do đó nạn nhân chết trong các vụ cháy phần nhiều là do cố gắng vùng vẫy trong cơn hoảng loạn, làm cho ngộ độc ập đến nhanh chóng.

Ngạt khí trong đám cháy nguy hiểm thế nào?

Từng chia sẻ trên VTV, PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa – Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, ngạt khí do khói trong đám cháy, ngoài thiếu CO2, còn do sốc nhiệt, bỏng phổi, bỏng da,… Chính vì thế, ngạt khí ở mỗi đám cháy nguy hiểm hơn các vụ tai nạn ngạt khí do những nguyên nhân khác.

Cách sơ cứu người bị ngạt khí đám cháy người dân cần biết - Ảnh 1.

Đa số nạn nhân tử vong hoặc bị ngất là do hít khí độc như CO, CO2, metan… sinh ra từ đám cháy.

Thành phần chính trong khói là CO, CO2, muội than và các chất hữu cơ chưa cháy hết. Đối với CO2, khi hít phải quá nhiều vào trong cơ thể dễ gây ra hiện tượng ngạt khí, dẫn đến hôn mê và có thể tử vong. Bên cạnh đó, chất khí CO tuy không có hàm lượng cao như CO2 nhưng sự nguy hiểm lại cao hơn rất nhiều. Hồng cầu trong cơ thể sẽ chuyển từ đỏ sang đỏ tía, việc cung cấp oxy giảm nghiêm trọng, khiến cho cơ thể và nạn nhân sẽ đi vào trạng thái bất tỉnh rất nhanh nếu không có sự can thiệp kịp thời.

Nguy hiểm hơn, trong các đám cháy, nhiệt độ không đạt đủ tới mức cần thiết, các hợp chất hữu cơ sẽ chỉ thực hiện được một phần quá trình cháy, biển đổi thành các hợp chất trung gian mang độc tố cực kỳ có hại cho cơ thể.

Đặc biệt, tại các ngôi nhà xây dựng bằng các vật liệu, vật dụng dễ cháy như nhựa tổng hợp hay các chất hữu cơ, khi hòa trộn lại với nhau sẽ gây ra một hợp chất độc hại mới có thể dẫn đến hệ lụy về sau rất nguy hiểm. Ngoài ra, ở trong mỗi đám cháy, cấu trúc ngôi nhà sẽ yếu đi, các vật liệu dễ rơi và sập. Đây cũng là nguyên nhân góp phần khiến việc ngạt khí xảy ra nhanh chóng hơn.

Theo PGS Trần Hồng Côn, khi gặp sự cố, mọi người thường hoảng loạn, ít có thời gian để phản ứng. Do đó, mọi người cần bình tĩnh tìm ra nguồn khói từ đâu và di chuyển theo hướng ngược lại. Hơn nữa, để có kỹ năng thoát hiểm khi có cháy xảy ra, người dân cần được đào tạo bài bản, cũng như cần được tập huấn để nâng cao kỹ năng.

Hướng dẫn cách sơ cứu người bị ngạt khí đám cháy

Bà Trang Nguyễn, người đồng sáng lập Doanh nghiệp xã hội Kỹ năng sinh tồn SSVN (chuyên đào tạo các khóa học sơ cấp cứu và thoát hiểm cho người dân) từng cho biết trên Báo Đại Đoàn kết, tùy vào tình trạng chấn thương của từng người để có cách xử trí phù hợp. Trong đó phải gọi người cấp cứu và ưu tiên xử trí vấn đề nghiêm trọng trước, đặc biệt là hồi sức tim phổi cho người đã ngưng thở, sau đó đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời.

Cách sơ cứu người bị ngạt khí đám cháy người dân cần biết - Ảnh 2.

Cách sơ cứu khi bị ngạt khí là một trong những năng quan trọng mà nhiều người cần trang bị.

Với người còn tỉnh táo và hô hấp được

Để họ nằm, ngồi nghỉ ở chỗ râm mát, thoáng khí. Nên cho họ uống nước để giảm nhiệt độ cơ thể cũng như bù lượng nước đã mất.

Nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn hô hấp được

Cho nạn nhân nằm nghiêng để đờm dãi không làm bít đường thở. Trường hợp có bình oxy nên cho họ thở ngay.

Trường hợp nạn nhân bất tỉnh, ngừng thở, thở bất thường

Với những trường hợp này phải hồi sinh tim phổi (ép tim, hà hơi thổi ngạt) trước. Trước khi thao tác, cần đặt nạn nhân nằm lên bề mặt cứng. Người sơ cứu lồng hai bàn tay vào nhau và đặt cườm tay ngay giữa lồng ngực, sau đó ép xuống nhanh, mạnh. Mỗi nhịp lồng ngực lún sâu xuống khoảng 5-6 cm. Sau mỗi 30 lần ép tim thì thực hiện thổi ngạt hai lần. Lặp lại các thao tác liên tục cho đến khi nạn nhân có sự sống hoặc được nhân viên cấp cứu chuyên nghiệp đến hỗ trợ.

Khi thổi ngạt, người sơ cứu dùng miệng thổi hơi thở của mình vào miệng của nạn nhân, đồng thời dùng tay để bịt chặt mũi và ngược lại (tức là thổi vào mũi thì bịt chặt miệng), để hơi thở không bị thoát ra ngoài.

Ngoài ra, nếu phát hiện nạn nhân có dị vật, đàm nhớt trong mũi miệng cần móc ra để làm thông thoáng đường thở của họ.

Sơ cứu khi nạn nhân bị bỏng

Nếu nạn nhân bị bỏng, cần dội nước sạch nhẹ nhàng lên vùng bỏng để xoa dịu cơn đau, giúp nhiệt độ cơ thể thoát ra ngoài nhanh chóng. Tùy mức độ bỏng, thời gian dội có thể từ 10-20 phút hoặc lâu hơn, cho đến khi nạn nhân cảm thấy cơn đau bớt bỏng rát.

Tuyệt đối không nên dùng đá lạnh hoặc nước quá lạnh để xối, chườm trực tiếp lên người nạn nhân. Nguyên nhân là cơ thể họ đang bị bỏng nóng, da chưa điều tiết về lại nhiệt độ bình thường mà dội ngay đá lạnh sẽ gây bỏng lần hai là bỏng lạnh.

Bạn thấy bài viết Cách sơ cứu người bị ngạt khí đám cháy cần biết có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Cách sơ cứu người bị ngạt khí đám cháy cần biết bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Cách sơ cứu người bị ngạt khí đám cháy cần biết của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Người đàn ông 32 tuổi suýt mất chân vì sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Viết một bình luận