Cách điều trị ho, đau họng do cảm lạnh và cúm

Bạn đang xem: Cách điều trị ho, đau họng do cảm lạnh và cúm tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

1. Các biện pháp giảm ho và đau họng

– Dùng thuốc trị ho thảo dược hoặc ngậm kẹo cứng chứa tinh dầu: Tinh dầu bạc hà và một số loại thuốc ho thảo dược có thể làm tê nhẹ và làm dịu cơn đau họng . Việc ngậm kẹo cứng cũng có tác dụng tương tự, có thể giúp bạn giảm đau họng tạm thời.

– Mật ong : Phương pháp điều trị truyền thống này cũng có thể giúp làm dịu cơn ho và đau họng. Hãy thử thêm một thìa cà phê vào tách trà thảo mộc ấm sẽ làm dịu cổ họng và giảm ho. Tuy nhiên, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

– Nhấm nháp đồ uống ấm: Nhấm nháp đồ uống ấm sẽ làm dịu cổ họng và giúp người bệnh thoải mái hơn. Khi cổ họng không đau, bạn có thể không bị ho. Bất kỳ đồ uống nào cũng được, ngoại trừ đồ uống có cồn hoặc chứa caffein. Ngoài ra, hãy tránh nước cam và các loại đồ uống có múi khác nếu chúng gây khó chịu ở họng.

Cách điều trị ho, đau họng do cảm lạnh và cúm- Ảnh 1.

Cảm lạnh và cúm có thể gây ho và đau họng…

– Súp gà : Súp gà rất tốt để trị cảm lạnh. Nó không chỉ cung cấp nước cho cơ thể mà còn giúp làm tan chất nhầy và giúp bạn ho dễ dàng hơn.

– Dùng thuốc trị ho : Đôi khi bạn cần ho để tống ra chất nhầy khó chịu, nhưng có những lúc cần làm dịu cơn ho, chẳng hạn như lúc đi ngủ. Do đó, dùng thuốc giảm ho có thể hữu ích.

– Sử dụng thuốc thông mũi : Những loại thuốc này có thể giúp bạn hết nghẹt mũi. Nếu chứng chảy dịch mũi sau gây khó chịu cho cổ họng và khiến bạn ho, thuốc thông mũi có thể giúp ích cho cả cổ họng và ho của bạn. Mặc dù những loại thuốc này tốt cho người lớn và trẻ lớn nhưng chúng không an toàn cho trẻ dưới 4 tuổi.

– Hít thở bằng hơi nước: Nếu cổ họng khô và kích ứng thúc đẩy cơn ho, độ ẩm có thể giúp ích. Hãy thử hít hơi nước từ vòi sen nước nóng hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy tạo hơi nước trong phòng khi bạn ngủ.

Hơi nước có thể giữ cho mũi và cổ họng không bị quá khô và thoát khỏi cảm giác ngứa ngáy sau họng. Độ ẩm cũng có thể giúp bạn dễ thở và làm lỏng chất nhầy, giúp tống ra ngoài dễ dàng hơn nhờ cơn ho.

– Tránh khói thuốc : Khói thuốc không tốt cho sức khỏe và đặc biệt có hại khi bạn ốm. Khói thuốc có thể gây khó chịu cho cơn ho của bạn. Đừng hút thuốc và tránh xa những người đang hút thuốc.

– Nghỉ ngơi đầy đủ: Cơ thể cần năng lượng để chống lại virus và nghỉ ngơi sẽ giúp cho cơ thể nhanh bình phục hơn khi bị cảm lạnh hay cúm. Nếu không nghỉ ngơi đầy đủ sẽ khiến cơ thể kiệt sức và căng thẳng. Điều này có thể khiến cảm lạnh, ho và đau họng kéo dài hơn.

Súc miệng bằng nước muối : Đây là liệu pháp truyền thống mang lại hiệu quả tốt trong việc giảm ho và đau họng. Có thể mua nước muối tại cửa hàng dược phẩm hoặc tự pha nước muối tại nhà bằng cách cho 1 thìa cà phê muối với khoảng 200ml nước ấm và súc miệng. Có thể súc miệng nhiều lần trong ngày.

– Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn : Acetaminophen (tylenol) và ibuprofen (advil, motrin) có thể giúp giảm đau họng. Aspirin tốt cho người lớn nhưng có thể gây nguy hiểm cho trẻ em dưới 18 tuổi nên không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi.

2. Khi nào cần đi khám?

Bạn không cần chăm sóc y tế khi bị ho hoặc đau họng thông thường. Chỉ cần nghỉ ngơi cho cơ thể có thời gian để phục hồi. Hầu hết cảm cúm, cảm lạnh là do virus, nên kháng sinh không thể điều trị được. Tuy nhiên, một số trường hợp ho và đau họng cần sự giúp đỡ của bác sĩ, vì có thể là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Do đó, nếu bạn bị ho với bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đi khám:

  • Hụt hơi.
  • Ho ra máu, chất nhầy có máu hoặc chất nhầy sủi bọt màu hồng.
  • Ho ra chất nhầy màu xanh lá cây, màu nâu vàng hoặc màu vàng.
  • Sốt, ớn lạnh hoặc đau ngực khi bạn hít thở sâu…

Nếu bạn bị đau họng kéo dài hơn một tuần hoặc đau họng kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đi khám:

  • Đau dữ dội.
  • Khó nuốt.
  • Sốt trên 39,5 độ C ở người lớn.
  • Có các mảng trắng trên cổ họng hoặc amidan.
  • Phát ban…

Đây là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn, có thể cần được điều trị bằng kháng sinh. Hoặc đó có thể là một tình trạng khác như trào ngược axit và cần phương pháp điều trị thích hợp.

DS. Hoàng Thu Thủy

Bạn thấy bài viết Cách điều trị ho, đau họng do cảm lạnh và cúm có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Cách điều trị ho, đau họng do cảm lạnh và cúm bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Cách điều trị ho, đau họng do cảm lạnh và cúm của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Trạm sạc Sức bền 24h Khổng lồ dành cho mẹ và bé sắp có mặt tại Hà Nội

Viết một bình luận