Đa số các trường hợp nhồi máu cơ tim sẽ được thực hiện thủ thuật can thiệp mạch vành hoặc thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, nhằm cho máu lưu thông vòng qua chỗ tắc. Ngoài ra, cần dùng các thuốc làm giảm nhu cầu tiêu thụ oxy cơ tim, tăng cường tưới máu cho vùng cơ tim bị thiếu máu, hạn chế các biến chứng trước mắt, lâu dài.
Khi bị nhồi máu cơ tim nếu không được cấp cứu kịp thời, đa số bệnh nhân sẽ bị tử vong. Những trường hợp còn sống sót, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời thì một phần cơ tim sẽ bị chết và ảnh hưởng lâu dài đến chức năng co bóp của cơ tim.
Khi bệnh nhân nhồi máu cơ tim được đưa tới bệnh viện sớm, có thể được chỉ định thuốc tiêu sợi huyết hoặc can thiệp thông tim đặt stent trong mạch vành, lúc này cơ tim được tái tưới máu và tế bào cơ tim được bảo tồn.
Trường hợp bệnh nhân bị hẹp tắc nhiều nhánh mạch vành và không thể can thiệp đặt stent (thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường), bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành khi tình trạng nhồi máu cơ tim ổn định hơn.
Cho dù điều trị bằng phương pháp nào, sau cơn nhồi máu cơ tim, bệnh nhân đều được sử dụng nhiều loại thuốc hỗ trợ và ngăn ngừa cơn nhồi máu tái phát. Ngoài ra, người bệnh cần theo dõi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, uống đủ thuốc theo đơn bác sĩ đã kê để duy trì tình trạng bệnh tối ưu và phòng ngừa suy tim sau nhồi máu cơ tim.
Người bệnh nhồi máu cơ tim cần đi khám định kỳ để được bác sĩ tư vấn dùng thuốc phù hợp.
2. Các thuốc điều trị nhồi máu cơ tim
Trong điều trị nhồi máu cơ tim, các thuốc làm giảm nhu cầu tiêu thụ oxy cơ tim, tăng cường tưới máu cho vùng cơ tim bị thiếu máu sẽ được bác sĩ kê đơn nhằm hạn chế các biến chứng trước mắt và lâu dài. Ngoài ra, việc dùng các thuốc ngăn chặn sự tiến triển của quá trình vữa xơ động mạch cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc kéo dài cũng gây nên một số tác dụng phụ.
Dưới đây là các thuốc thường dùng:
2.1 Các thuốc nhóm nitrate
Các thuốc nhóm nitrate gồm có 2 loại tác dụng khác nhau:
+ Loại tác dụng nhanh dùng ngậm hoặc xịt dưới lưỡi, tiêm tĩnh mạch như nitroglycerin ngậm dưới lưỡi; natispray, lenitral spray dùng xịt dưới lưỡi; thuốc tiêm lenitral…
+ Loại tác dụng chậm dùng đường uống như thuốc viên lenitral, nitromine…
Tác dụng chủ yếu của các thuốc nhóm này là gây giãn tĩnh mạch ngoại vi dẫn đến giảm lượng máu về tim kết hợp với giãn các tiểu động mạch dẫn đến giảm sức cản ngoại vi. Hai tác dụng này sẽ làm giảm tiêu thụ oxy của cơ tim. Đối với động mạch vành, thuốc cũng có tác dụng giãn động mạch do vậy chống được hiện tượng co thắt mạch vành. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng làm tăng cường tuần hoàn bàng hệ tới các khu vực cơ tim bị thiếu máu.
Với trường hợp nhồi máu cơ tim, ngay khi xuất hiện đau thắt ngực, cần dùng ngay loại xịt hoặc ngậm dưới lưỡi. Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được sử dụng nitroglycerin dạng tiêm tĩnh mạch với liều khởi đầu thấp và tăng dần tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
Tác dụng phụ thường gặp của nitroglycerin là nhức đầu thoáng qua, buồn nôn, bốc hỏa, hạ huyết áp (nhất là ở người cao tuổi), gây nhịp tim nhanh, tăng tiết dịch vị…
Người bệnh chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
2.4 Thuốc ức chế men chuyển
Các thuốc hay được dùng là perindopril, lisinopril, enalaprin, tanatril… và nên được dùng bắt đầu bằng liều thấp sau đó tăng dần liều tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân.
Thuốc vừa có tác dụng hạ huyết áp, vừa có tác dụng chống rối loạn chức năng thất trái; chức năng nội mạc mạch máu ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim. Do đó có tác dụng làm giảm được các biến cố suy tim, nhồi máu cơ tim tái phát. Chính vì thế, thuốc được chỉ định sớm ngay khi bị nhồi máu cơ tim.
Nhược điểm hay gặp nhất của các thuốc nhóm này là gây ho. Nếu ho ít, bệnh nhân có thể chịu đựng được thì vẫn nên tiếp tục dùng thuốc. Trường hợp ho nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn đổi thuốc.
2.5 Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu
Cholesterol máu đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự hình thành và tiến triển của mảng vữa xơ động mạch – là nguyên nhân chủ yếu gây nên nhồi máu cơ tim. Do đó việc điều chỉnh các rối loạn lipid máu là rất cần thiết trong điều trị nhồi máu cơ tim.
Các thuốc thường được sử dụng sau nhồi máu cơ tim hiện nay thuộc nhóm statin, gồm rosuvastatin, simvastatin, atovastatin, crestor (cestor còn có khả năng làm giảm kích thước của mảng vữa xơ động mạch vành).
Các thuốc này không những làm giảm các biến cố tim mạch ở các bệnh nhân có rối loạn lipid máu, mà còn giảm các biến cố này ở cả những bệnh nhân không bị rối loạn lipid máu. Do vậy, đối với bệnh nhân có nguy cơ nhồi máu cơ tim mà ngay cả khi các xét nghiệm về mỡ máu cho về giá trị bình thường, thì việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ cũng là hết sức cần thiết. Thời gian dùng thuốc càng kéo dài càng tốt. Trừ khi xảy ra các tác dụng phụ không mong đợi phải ngưng điều trị (như tăng men gan, đau cơ…).
3. Lưu ý chung trong điều trị nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là bệnh tối cấp cứu, có nguy cơ tử vong cao và có thể để lại di chứng nặng nề. Do đó biện pháp điều trị tốt nhất là dự phòng bệnh. Ngay từ khi chưa mắc bệnh đã cần chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập thể dục phù hợp với thể trạng để phòng ngừa bệnh.
Ngừng hút thuốc lá là yếu tố rất quan trọng, vì sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ cơn đau tim và cải thiện sức khỏe tim mạch và hô hấp. Tránh môi trường khiến bạn phải hút thuốc lá thụ động.
Đối với bệnh nhân đã mắc bệnh và được can thiệp thay đổi lối sống tối ưu nhưng vẫn chưa kiểm soát được các yếu tố nguy cơ, cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Trong quá trình dùng thuốc, không nên tự ý giảm liều hoặc tăng liều thuốc, không tự ý bỏ thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trường hợp gặp phải tác dụng phụ của thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được điều chỉnh thuốc kịp thời.
Tất cả các thuốc điều trị đều có khả năng tương tác thuốc, tương tác với thực phẩm bổ sung. Do đó bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ các loại thực phẩm chức năng, thảo dược, thuốc bổ, thuốc đông y đang dùng hoặc có ý định dùng để được tư vấn tránh tương tác bất lợi…
Bạn thấy bài viết Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn