Các bài thuốc sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm đơn giản tại nhà

Bạn đang xem: Các bài thuốc sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm đơn giản tại nhà tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Trong một số trường hợp ngộ độc nhẹ có thể xử lý tại nhà bằng các thực phẩm có trong căn bếp.

Một số thực phẩm chữa trị trường hợp ngộ độc thực phẩm mức độ nhẹ

Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm ở mức độ nhẹ hoặc vừa, bạn có thể dùng một số thảo dược sau đây chữa trị ngay tại nhà hoặc điều trị sơ cứu hỗ trợ cho phương pháp điều trị cấp cứu của y học hiện đại.

– Đậu xanh : hạt đậu xanh có vị ngọt, tính mát. Để chữa ngộ độc thực phẩm dùng đậu xanh nghiền sống hòa nước, uống thật nhiều để nôn ra và giải độc.

– Gừng : gừng sống có vị cay, tính ấm, gừng tươi chữa dị ứng, mẩn ngứa do ăn cua, cá… dùng bài thuốc gồm gừng sống và hành trắng, mỗi vị 15-20g cho vào ấm đậy kín sắc lấy nước uống nóng.

– Riềng: chữa ngộ độc thức ăn gây đau bụng, nôn nhiều, đại tiện lỏng dùng bài: riềng ấm, gừng khô, củ gấu lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 6g, ngày uống 3 lần.

– Tía tô: lá tía tô vị cay, tính ấm. Chữa dị ứng mẩn ngứa do ăn cua, cá, sò, thức ăn tanh, dùng lá tía tô một nắm giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì sát vào chỗ ngứa, kiêng dầm nước và ra gió.

– Quả khế : vị chua, ngọt, tính bình chữa ngộ độc thức ăn dùng quả khế ép lấy nước uống thật nhiều.

– Tỏi : để chữa ngộ độc gây tiêu chảy. Tỏi vị cay, tính ấm. Dùng tỏi 100g sắc với 300ml, còn 100ml cho uống.

– Thìa là giải độc thức ăn tanh, cua cá, giúp tiêu hóa, chữa nôn, đầy bụng, dùng hạt thìa là 3-6g nhai nuốt.

– Cam thảo bắ c: rễ cam thảo bắc vị ngọt, tính bình khi dùng sống (không sao, đồ mềm, sấy khô) có tác dụng giải độc đối với ngộ độc thịt và nấm. Dùng bài thuốc gồm cam thảo bắc, đại hoàng mỗi vị 20g sắc uống.

– Đậu ván trắng: hạt đậu ván trắng có vị ngọt, tính hơi ôn được dùng chữa ngộ độc thức ăn gây nôn mửa, tiêu chảy. Dùng bài thuốc gồm: đậu ván trắng 20g, hương nhu 16g, hậu phác 12g, sắc uống.

– Củ chuối: vị ngọt, tính lạnh. Để chữa ngộ độc thức ăn lấy củ chuối tiêu thái miếng cho đầy nồi, đổ ngập nước, nấu với 40g muối, lấy 0,5 lít nước sắc uống để gây nôn.

Với YHCT, chúng ta có thể áp dụng những phương pháp hay bài thuốc để hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm theo các dạng dưới đây:

– Dạng hàn thấp: Lợm giọng, nôn mửa, đi ngoài phân loãng, sôi bụng, người mệt, nặng nề, đau đầu, đầu nặng, tứ chi lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch nhu.

– Dạng thử thấp: Nôn ra thức ăn thối rữa, bụng tức, đau bụng là đi tả, tả xong thì rát hậu môn, phân vàng nâu, nóng ruột, miệng khát, tiểu tiện đỏ ngắn, rêu lưỡi vàng dày dính, mạch nhu sác.

– Dạng tích trệ: Nôn ra thức ăn vữa và dịch vị, bụng trướng, ợ nấc, chán ăn, phân thối, sau khi đi tả thì giảm đau bụng, rêu lưỡi dày dính, mạch hoạt.

Một số bài thuốc tương ứng với từng thể trạng bệnh

– Bài 1: Hoắc hương 10g, tía tô 6g, bạch chỉ 6g, quất 5g, bạch truật 10g, hậu phác 6g, bán hạ chế 10g, đại phúc bì 10g, phục linh 10g, trần bì 6g. Sắc đặc, chia uống 2 – 3 lần. Thích hợp với dạng hàn thấp.

– Bài 2: Hoàng liên 3g, hậu phác 3g, đậu xị 10g, chi tử 10g, bán hạ chế 10g, lô căn 30g, hoắc hương 10g, hoạt thạch 12g. Sắc uống. Thích hợp với dạng thử thấp.

– Bài 3: Sơn tra 15g, thần khúc 10g, lai phục tử 10g, mạch nha 15g, trần bì 6g, bán hạ chế 10g, liên kiều 10g, phục linh 12g. Sắc uống. Thích hợp với dạng tích trệ.

– Bài 4: Hoắc hương tươi 1 nắm; giã nát, thêm nước, ép lấy nước cho uống. Hoặc hoắc hương khô 15g. Sắc uống. Thích hợp với 3 dạng bệnh.

– Bài 5: Gừng tươi 1 củ; giã nát, thêm nước ép lấy nước cho uống. Thích hợp với 3 dạng.

– Bài 6: Tích lịch tán: phụ tử 90g, hoàng thổ 60g, đinh hương 30g, ngô thù du 90g, mộc qua 45g, ty qua lạc 15g. Tán bột mịn. Mỗi lần uống 6 – 10g, ngày uống 2 – 3 lần. Dùng nhân sâm 3 – 6g, hãm nước cho uống. Có thể làm thang sắc với liều lượng thuốc phù hợp. Chữa đau bụng thổ tả, chuột rút, chân tay lạnh, mồ hôi nhỏ giọt, không khát, rêu lưỡi trắng, mạch nhỏ muốn đứt.

– Bài 7: Thuần dương chính khí hoàn: Hoắc hương 30g, thương truật 30g, đinh hương 30g, bạch truật 30g, bạch linh 30g, trần bì 30g, khương bán hạ 30g, quan quế 30g, mộc hương 30g. Tán bột, dùng nước sắc hoa tiêu 15g làm hoàn. Mỗi lần uống 1 – 2g; trẻ em giảm một nửa; uống với nước ấm. Có thể làm thang sắc với liều lượng thuốc phù hợp. Ôn hóa hàn thấp, ấm bụng cầm đi tả. Chữa đau bụng tiêu chảy.

Lưu ý trong các trường hợp ngộ độc thực phẩm có các triệu chứng nặng sau đây cần đến cơ sở y tế điều trị ngay để tránh đe dọa đến tính mạng:

– Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày, đau bụng dữ dội

– Nôn mửa thường xuyên, nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu, nước tiểu có máu,

– Sốt cao hơn 38,9°C

– Các dấu hiệu mất nước nặng (mắt trũng, khát nước, khô miệng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu,..),

– Cơ thể yếu trầm trọng, hoa mắt, chóng mặt, tay hoặc chân lạnh, thở nhanh hoặc thở dốc, tụt huyết áp,

– Thể trạng yếu: người già, trẻ nhỏ, giảm miễn dịch

– Nhiều người bệnh cùng lúc.

Bạn thấy bài viết Các bài thuốc sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm đơn giản tại nhà có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Các bài thuốc sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm đơn giản tại nhà bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Các bài thuốc sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm đơn giản tại nhà của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Viết một bình luận