Các con đường lây nhiễm bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra, bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng và bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Các con đường lây nhiễm bệnh thủy đậu bao gồm:
– Lây qua tiếp xúc trực tiếp: Bệnh thủy đậu lây truyền với tốc độ nhanh chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp từ người sang người thông qua các dịch tiết, chất lỏng từ mụn nước của người bệnh.
– Lây qua đường hô hấp: Virus gây thủy đậu thường trú trong nước bọt của người bệnh. Lượng virus này có thể sẽ bị bắn ra ngoài không khí khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi hoặc ho. Người bình thường khi tiếp xúc phải luồng không khí có chứa virus này sẽ bị lây thủy đậu nhanh chóng.
– Lây qua tiếp xúc gián tiếp: Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị lây thủy đậu qua việc tiếp xúc với dịch mụn nước của người bệnh trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, rèm cửa, nền nhà, chăn gối…
Bệnh thủy đậu lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp
Người lớn có bị thủy đậu không?
Trên thực tế, bệnh thủy đậu có thể gặp ở bất cứ ai chưa được tiêm phòng cũng như chưa từng bị thủy đậu lần nào trong đời. Đặc biệt, nếu người lớn bị thủy đậu thì dễ có các chuyển biến nguy hiểm hơn so với trẻ em. Cụ thể, người lớn bị thủy đậu có thể tiềm ẩn một số biến chứng như:
– Nhiễm khuẩn da, mô mềm hoặc xương nhiễm trùng huyết.
– Nhiễm trùng vi khuẩn trong máu hoặc các vấn đề về xuất huyết.
– Mất nước.
– Viêm não hoặc viêm phổi.
– Hội chứng Reye.
– Hội chứng sốc độc.
Các cách làm dịu da khi bị bệnh thủy đậu hiện nay
Bệnh thủy đậu do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thông thường, bác sĩ sẽ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng. Cụ thể:
– Trẻ nhỏ thường mau khỏi bệnh nên thường điều trị triệu chứng, giảm đau, giảm ngứa và lưu ý phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng.
– Khi trẻ bị ngứa ngáy, phụ huynh dùng gạc ướt để làm sạch vết thương, sử dụng thuốc kháng histamin toàn thân,…
– Thuốc kháng khuẩn không nên được áp dụng trừ khi các tổn thương bị nhiễm trùng; còn nếu trong trường hợp có nhiễm trùng do vi khuẩn thì phải được điều trị bằng kháng sinh.
– Với trẻ từ 12 tuổi trở lên, việc điều trị có thể được bác sĩ chỉ định bằng thuốc Với bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc người có diễn tiến nặng, bác sĩ có thể cho dùng đường tĩnh mạch.
Khi trẻ bị sốt do thủy đậu, cần được dùng thuốc hạ sốt
Bộ đôi cốm và gel Subạc – Hỗ trợ giảm các triệu chứng và nguy cơ mắc các biêủ hiện do virus
Để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh thủy đậu, bên cạnh lưu ý trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, người bệnh nên kết hợp sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống- ngoài bôi” cốm và gel Subạc.
Gel Subạc chứa thành phần nano bạc giúp kháng khuẩn, làm sạch da, làm dịu tổn thương trên da khi bị thủy đậu. Ngoài ra, Subạc còn chứa dịch chiết neem, chitosan giúp kháng khuẩn, kích thích tái tạo da và ngăn ngừa hình thành sẹo cho người bệnh thủy đậu.
Gel Subạc giúp sát khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo
Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện bệnh thủy đậu, bạn cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng sản phẩm cốm Subạc.
Cốm Subạc chứa các thảo dược như cao lá neem, cao lá xoài, cao nhọ nồi, kẽm gluconate, cao bạch chỉ, L-lysine,… giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus.
Cốm Subạc giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh thủy đậu tại nhà
Đối tượng dễ lây nhiễm bệnh thủy đậu nhất chính là người thân xung quanh người mắc bệnh. Vì thế để giảm khả năng lây nhiễm, cần có chế độ chăm sóc đặc biệt đối với người đang bị bệnh thủy đậu:
– Tạm thời cách ly người bệnh: Thủy đậu được biết đến là bệnh dễ lây lan, vì vậy người bệnh nên được cách ly tại nhà. Nếu đối tượng bị bệnh là trẻ nhỏ thì bố mẹ nên cho trẻ nghỉ học ở nhà, đồng thời cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ khác trong gia đình.
– Người bệnh thủy đậu cần vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày, việc kiêng nước, kiêng gió theo kinh nghiệm dân gian là hoàn toàn sai lầm. Khi tắm hãy sử dụng nước nóng và không sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất tẩy rửa mạnh để bệnh nhanh khỏi, hạn chế sự lây lan.
– Dùng riêng đồ, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như: bát đũa, khăn mặt, cốc chén, quần áo…
– Lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày của trẻ như tay nắm cửa, mặt bàn, sàn nhà, dụng cụ học tập, đồ chơi, bằng các chất tẩy rửa.
– Người bệnh không nên gãi hay động vào nốt phỏng, sẽ làm vỡ gây bội nhiễm và hình thành sẹo.
– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước lọc, ăn rau xanh, hoa quả tươi… nhưng cần đặc biệt chú ý kiêng khem những thực phẩm không có lợi khiến cho mụn nước mưng mủ, để lại sẹo như đồ nếp, đồ hải sản, rau muống…
– Cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các vết bọng nước hoặc vết loét.
Trên đây là những lưu ý khi chăm sóc và điều trị thủy đậu để bệnh nhanh khỏi. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp bạn ngăn chặn bệnh thủy đậu lây lan và điều trị hiệu quả!
Anh Thư
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bạn thấy bài viết Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Biện pháp hỗ trợ cải thiện bệnh có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Biện pháp hỗ trợ cải thiện bệnh bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Bệnh thủy đậu lây qua đường nào? Biện pháp hỗ trợ cải thiện bệnh của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay