Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bạn đang xem: Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng? tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Dưới đây là một số bệnh lý dẫn đến hôi miệng :

Do bệnh lý ở miệng

Các bệnh ở miệng có thể dẫn đến hôi miệng trong đó hay gặp nhất là bệnh lý sâu răng, viêm lợi, khô miệng, loét miệng, răng miệng vệ sinh không sạch sẽ,… dẫn gây nên mùi hôi ở miệng.

Ngoài ra, chứng khô miệng thường xảy ra ở những người lớn tuổi do nước bọt tiết ra không đủ, không thể loại bỏ những loại vi khuẩn trong miệng nên dẫn đến hôi miệng. Còn chứng loét miệng thường là do thiếu vitamin nhóm B cũng dẫn đến hơi thở nặng mùi.

Do bệnh lý đường hô hấp

Những bệnh lý đường hô hấp cũng có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng. Trong đó phải kể đến bệnh lý viêm mũi xoang cấp mạn, viêm xoang do răng,… khiến hơi thở có mùi hôi rất khó chịu. Ngoài ra, bệnh lý u bướu vùng mũi xoang như polyp mũi xoang, ung thư, u nhú cũng gây hôi miệng.

Do bệnh lý đường ruột

Những bệnh lý đường ruột cũng là vấn đề dễ gây ra chứng hôi miệng mà chúng ta cần lưu ý. Trong đó phải kể đến bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori), làm người bệnh bị đầy hơi,… khiến hơi thở có mùi hôi rất khó chịu.

Một số bệnh lý có thể gây hôi miệng.

Do bệnh lý tiểu đường

Nếu mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị hôi miệng vì trong máu của người mắc bệnh tiểu đường có lượng đường khá cao, dễ sinh vi khuẩn, đồng thời có thể gây ra các bệnh ở miệng như: viêm lợi, sâu răng,… từ đó gây hôi miệng. Ngoài ra, khi chuyển hóa đường huyết sẽ tạo ra mùi khó chịu như mùi táo thối, mùi sơn móng tay khiến cho bệnh hôi miệng khó mà loại bỏ. Cách cải thiện chính là kiểm soát đường huyết.

Do bệnh lý suy thận

Ở người bệnh suy thận mạn cũng khiến hơi thở có mùi cá ươn. Nguyên do là thận không thể loại bỏ tất cả các độc tố ra khỏi máu, khiến chất thải tích tụ và phát tán một phần thông qua hệ hô hấp, khiến hơi thở có mùi.

Điều trị hôi miệng

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?- Ảnh 2.

Uống nhiều nước có thể cải thiện được tình trạng hôi miệng.

Tùy vào nguyên nhân gây hôi miệng mà có cách điều trị thích hợp. Nếu trường hợp hôi miệng do nguyên nhân ở miệng, muốn chữa trị phải có sự hợp tác giữa bệnh nhân và bác sĩ nhằm loại sự tích tụ của vi khuẩn, thức ăn và tế bào chết trong miệng.

Tương tự các bệnh lý khác cần phải điều trị và kiểm soát bệnh sẽ giúp cải thiện tình trạng hôi miệng.

  • Ngoài ra bệnh nhân cần giữ vệ sinh răng miệng một cách đầy đủ và hiệu quả, cụ thể. Cần chải sạch răng với bàn chải, chủ yếu là chải sạch khe nướu. Làm sạch kẻ răng với chỉ nha khoa.
  • Vi khuẩn, thức ăn, tế bào chết thường tích tụ những nơi mà bệnh nhân không thể nào làm sạch được như lỗ sâu răng, vôi răng, túi nha chu, răng khôn mọc lên… Vì vậy nên đi lấy cao răng định kỳ khoảng 4-6 tháng một lần. Nếu làm tốt việc vệ sinh răng miệng thì có thể giải quyết phần lớn các trường hợp hôi miệng.
  • Cần tăng cường lưu lượng nước bọt bằng cách uống nhiều nước (2 lít mỗi ngày) kiêng cữ rượu, thuốc lá, tránh sự căng thẳng… và sống một cuộc sống vui tươi, thư thái.
  • Tránh ăn các thức ăn có mùi như hành, tỏi, gia vị… Tránh các thói quen có thể làm hơi thở hôi như hút thuốc, uống rượu.
  • Ăn đúng giờ, thường xuyên ăn trái cây tươi như dứa chẳng hạn, đây là một loại trái cây có chứa men làm sạch miệng.

ThS.BS. Nguyễn Thị Mai

Bạn thấy bài viết Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng? có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng? bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng? của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Cách làm tôm hùm sốt bơ tỏi cả nhà choáng luôn vì hương vị quá tuyệt

Viết một bình luận