Ngày 30/5, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận bé gái hơn 3 tuổi (trú tại Xuân An, Yên Lập) vào viện trong tình trạng nhiễm trùng nặng do mắc thủy đậu.
Thời điểm nhập viện trẻ tỉnh, sốt cao, toàn thân xuất hiện các nốt tổn thương, xen kẽ giữa các mụn chứa dịch trong là các mụn chứa dịch đục, nhiều vị trí vỡ để lại dịch mủ hoặc vảy tiết.
Đặc biệt, lưỡi và khoang miệng của trẻ có nhiều vết loét, được phủ kín bởi giả mạc khiến bé không thể ăn uống. Xét nghiệm virus (EV71) gây bệnh tay chân miệng âm tính.
Tổn thương tại vùng miệng của trẻ. Ảnh BVCC
Sau khi thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán, thủy đậu bội nhiễm, chỉ định dùng kháng sinh chống nhiễm trùng, hạ sốt, nâng cao sức đề kháng, vệ sinh các tổn thương trên da và chăm sóc răng miệng cho trẻ.
Bác sĩ CKI. Nguyễn Văn Huynh – Phó Trưởng khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê cho biết, đây là ca bệnh bội nhiễm nặng nên các bác sĩ đã chỉ định bệnh nhân nhập viện để theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
Không chủ quan với bệnh thủy đậu
Theo các bác sĩ, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster, thuộc họ Herpesviridae, gây nên. Các biểu hiện của thủy đậu bao gồm sốt, nhức mỏi, chán ăn, đau đầu, đau cơ, kèm với nổi ban đỏ phỏng nước ở da và niêm mạc (miệng, mắt, tiết niệu,…).
Thủy đậu lây trực tiếp từ người sang người thông qua các giọt bắn đường hô hấp (nước bọt, dịch tiết mũi) khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi, hoặc khi nói chuyện. Ngoài ra, bệnh có thể lây thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch phỏng nước thủy đậu, hoặc gián tiếp thông qua cầm nắm các vật dụng có dính chất tiết phỏng nước.
Theo các bác sĩ, thủy đậu thường lành tính nhưng ở trẻ nhũ nhi, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch, bệnh có nguy cơ diễn tiến nặng, biến chứng
Bệnh thường diễn tiến lành tính và bệnh nhân thường hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiễm thủy đậu ở trẻ nhũ nhi, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch, hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ diễn tiến nặng, biến chứng.
Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm da bội nhiễm; viêm não, viêm màng não; viêm phổi; viêm tai giữa; viêm thận, viêm cầu thận; nhiễm trùng huyết…
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, khi có các triệu chứng bệnh thủy đậu, người bệnh cần đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp. Đa số các trường hợp thủy đậu có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu bệnh nhân thuộc nhóm cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người suy giảm miễn dịch) hoặc có biến chứng thủy đậu, thì sẽ được nhập viện để theo dõi sát và điều trị tích cực.
Bạn thấy bài viết Bé gái bị nhiễm trùng nặng, miệng không thể ăn uống do mắc thủy đậu có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Bé gái bị nhiễm trùng nặng, miệng không thể ăn uống do mắc thủy đậu bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Bé gái bị nhiễm trùng nặng, miệng không thể ăn uống do mắc thủy đậu của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay