Bé gái 1 tuổi ở Bắc Ninh nhập viện do thói quen chữa bỏng nhiều người hay mắc phải

Bạn đang xem: Bé gái 1 tuổi ở Bắc Ninh nhập viện do thói quen chữa bỏng nhiều người hay mắc phải tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Mới đây, bé N (1 tuổi, ở Bắc Ninh) bị bỏng nước canh. Gia đình cho biết, khi gia đình chuẩn bị ăn cơm tối, trẻ không may bị ngã vào bát nước canh nóng dẫn đến bị bỏng vùng đầu, vai và cánh tay phải.

Ngay sau đó, gia đình đã đưa trẻ đến thầy lang gần nhà để chữa trị. Tại đây trẻ được bôi mỡ trăn lên vết bỏng. Đến hôm sau, trẻ bị sốt nên được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương để thăm khám, điều trị.

Tại Đơn vị Bỏng – Khoa Chỉnh hình, qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, trẻ được chẩn đoán bị bỏng nước canh độ II, III (10%) vùng đầu, vai, cánh tay phải.

Bé gái 1 tuổi ở Bắc Ninh nhập viện do thói quen chữa bỏng nhiều người hay mắc phải - Ảnh 1.

Các bác sĩ cho biết thời điểm nhập viện, mỡ trăn vẫn đang được bôi trên người của trẻ. Ảnh BVCC

ThS.BSCKII Phùng Công Sáng – Phụ trách Đơn vị Bỏng, Phó Trưởng Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Bỏng nước canh tương tự như bỏng nước sôi là loại bỏng nhiệt xảy ra khi tiếp xúc với canh nóng trên 500C. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm trùng vùng bỏng cao hơn so với bỏng nước sôi.

Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, những vết bỏng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Mức độ nguy hiểm của vết thương do bỏng nước canh phụ thuộc vào các yếu tố như: nhiệt độ; khoảng thời gian da tiếp xúc; diện tích vết thương bị bỏng canh và vị trí của vết bỏng…

Do đó, nếu không được xử trí nhanh và đúng cách ngay từ đầu khi bị bỏng, vùng da bị tổn thương có nguy cơ bỏng sâu thêm và nhiễm trùng.

“Đối với trường hợp bệnh nhi trên, khi bôi mỡ trăn lên vết bỏng, trẻ sẽ có cảm giác dễ chịu hơn đối với vùng bỏng nông. Còn đối với vùng bỏng sâu, việc bôi mỡ trăn lại không có tác dụng cho điều trị giai đoạn sớm mà còn có nguy cơ gây nhiễm trùng, tăng độ sâu của bỏng, làm tình trạng của trẻ nặng lên”, BS Sáng cho hay.

Sơ cứu bỏng tại nhà đúng cách

Theo các bác sĩ, sơ cứu bỏng nước canh cũng tương tự như các loại bỏng nhiệt khác. Mục tiêu của việc sơ cứu ban đầu nhằm giảm đau, giữ vệ sinh và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Do đó, khi trẻ bị bỏng nước canh, trước tiên cha mẹ cần cách ly trẻ tránh xa tác nhân gây bỏng, cần ngâm bộ phận bị bỏng (tay, chân) của trẻ vào trong nước sạch, mát (từ 16 đến 20 độ C, tốt nhất trong 30 phút đầu sau khi bị bỏng).

Nếu trẻ bị bỏng vùng mặt thì dùng khăn ướt mềm đắp lên. Nếu diện tích bỏng rộng, cần chú ý giữ ấm cho trẻ ở những phần không bị bỏng (tuyệt đối không dùng đá lạnh để tránh gây bỏng lạnh).

Không xoa dầu, bôi kem đánh răng, trứng gà, mỡ trăn, dầu cá, đắp lá,… lên vùng da bị bỏng vì dễ nhiễm trùng. Sau khi sơ cứu trẻ bị bỏng, cần đưa ngay trẻ cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để phòng tránh tai nạn bỏng hiệu quả và hạn chế những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra cho trẻ, các chuyên gia khuyến cáo, người lớn không nên cho trẻ chơi đùa ở nơi đang nấu ăn hoặc các nơi gần nguồn điện, dây dẫn điện, ổ cắm điện. 

Đồ ăn, uống nóng, các vật dễ cháy nổ như xăng, dầu, cồn, diêm quẹt phải để nơi an toàn và tránh xa tầm tay của trẻ. Đồng thời, khi trông trẻ, người lớn cần có sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên, tránh lơ là khiến trẻ có nguy cơ gặp họa.

Bạn thấy bài viết Bé gái 1 tuổi ở Bắc Ninh nhập viện do thói quen chữa bỏng nhiều người hay mắc phải có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Bé gái 1 tuổi ở Bắc Ninh nhập viện do thói quen chữa bỏng nhiều người hay mắc phải bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Bé gái 1 tuổi ở Bắc Ninh nhập viện do thói quen chữa bỏng nhiều người hay mắc phải của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Cách bảo vệ 'vòng một' ngăn ngừa ung thư vú

Viết một bình luận