Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Bạn đang xem: Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Thông tin từ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho biết, thời gian gần đây, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng của đơn vị liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi (đặc biệt trẻ 16 tháng tuổi) bị gù vẹo cột sống thắt lưng. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm và kéo dài trong thời gian dài, khi cơ thể trẻ chưa đủ sức nâng đỡ cột sống .

Qua quá trình thăm khám, các bác sĩ bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nhận thấy, nhiều trẻ bị chậm phát triển vận động. Trường hợp cụ thể điển hình là trẻ 5,5 tháng tuổi mới bắt đầu tập lẫy nhưng khả năng lẫy còn yếu. Đến 7 tháng tuổi, khi chưa tự ngồi được, cha mẹ đã đặt trẻ ngồi và giữ ở tư thế này trong thời gian dài.

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng- Ảnh 1.

Hình ảnh cột sống của trẻ bị cong vẹo do thói quen mắc phải của cha mẹ. Ảnh: BVCC

Điều đáng lưu ý là ở giai đoạn này, cơ cạnh cột sống thắt lưng của trẻ còn yếu, không đủ sức nâng đỡ cột sống một cách vững vàng. Trong một số trường hợp, trẻ còn bị giảm cơ lực toàn thân, đặc biệt là bên trái, kết hợp với tình trạng tăng trương lực cơ. Khi trẻ phải ngồi lâu trong tư thế không tự nhiên, cột sống bị áp lực lớn dẫn đến tình trạng cong vẹo nghiêm trọng.

Theo các bác sĩ Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng BV Trẻ em Hải Phòng, tình trạng này không phải là vấn đề mới. Dù đã có nhiều cảnh báo trước đó nhưng không ít cha mẹ vẫn mắc sai lầm trong việc thúc ép con đạt các mốc vận động sớm mà không quan tâm đến khả năng thực tế của trẻ.

Để tránh những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, các bác sĩ khuyến cáo; bậc cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển vận động của trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu chậm đạt các mốc vận động (như lẫy, ngồi, bò…), cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa Phục hồi chức năng để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

Cha mẹ không ép trẻ ngồi quá sớm, việc tập ngồi nên được thực hiện khi trẻ có đủ cơ lực để giữ tư thế một cách tự nhiên, an toàn. Bên cạnh đó cần tham khảo ý kiến chuyên gia đối với những trường hợp trẻ chậm phát triển vận động cần được can thiệp đúng cách bởi đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ cong vẹo cột sống: – Hai vai có dấu hiệu bị lệch, bên cao bên thấp. – Xuất hiện những ụ gồ ở vùng lưng. Đỉnh các ụ gồ đó thường trùng với chỗ cong vẹo nhất của cột sống. Có thể thường thấy ụ gồ rõ nhất khi yêu cầu trẻ đứng cúi lưng. – Hai chân không bằng nhau, biểu hiện rõ nhất là tình trạng đi khập khiễng, đi không vững ở trẻ. – Một trong 2 bên hông có thể nhô cao hơn so với bên còn lại, khi đứng có thể thấy cong sang một bên. – Trên thân mình có thể xuất hiện những đám da đổi màu (màu bã cà phê), hoặc vùng lưng, đặc biệt là vùng thắt lưng có thể xuất hiện những đám lông.

Mời quý vị xem thêm video dưới đây:

Đơn Giản Mà Hiệu Quả: Thử Ngay Bài Tập Hít Thở Giúp Cải Thiện Tình Trạng Bệnh “Hay Quên” | SKĐS

Bạn thấy bài viết Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  8 bài thuốc dân gian trị cao huyết áp tại nhà, đơn giản mà hiệu quả

Viết một bình luận