Thông thường, tỏi đã mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, nhưng trong những năm gần đây, người ta mách nhau nhiều về cách làm tỏi đen và coi đây như là “thần dược” trong việc ngăn ngừa ung thư.
Thực hư, tỏi đen được làm như thế nào và công dụng ra sao không phải ai cũng biết.
Một số bước trong quy trình làm tỏi đen. Ảnh minh họa
Tỏi đen là gì? Vì sao tỏi đen được đánh giá tốt hơn tỏi trắng?
Tỏi đen là thực chất là tỏi trắng thường được chọn lọc cẩn thận rồi trải qua một quá trình lên men khoảng 45 ngày, dưới sự kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ và độ ẩm.
Tỏi đen có màu đen, vị ngọt, không có mùi cay hăng như tỏi thường và có tác dụng tốt gấp nhiều lần loại tỏi thường. Bởi sau quá trình lên men tỏi sẽ sản sinh ra nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe mà tỏi trắng thường không có như flavonoid, thiosulfite, polyphenol, carboline.
Quan trọng nhất hợp chất S-Allyl cysteine có trong tỏi đen giúp chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho sức khỏe chúng ta.
Theo các nghiên cứu về tác dụng sinh học tỏi đen có khả năng ngăn chặn ung thư hình thành, làm chậm sự tăng trưởng và giảm kích thước khối u đang tồn tại.
Bên cạnh đó hợp chất S-Allyl cysteine trong tỏi đen có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu ngăn chặn cơ hội hình thành mảng bám trong động mạch, điều hòa huyết áp, bảo vệ tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa….
Công dụng tuyệt vời của tỏi đen với sức khỏe
Ảnh minh họa
Tỏi đen giúp ngăn ngừa ung thư
Tỏi đen có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng nhờ vào hợp chất S-allylcysteine trong thành phẩm. Bên cạnh việc giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư thì loại thực phẩm này cũng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư một cách hiệu quả.
Phòng chống nhiễm trùng
Vẫn là hoạt chất S-allylcysteine trong tỏi đen, nó không chỉ giúp phòng ngừa bệnh ung thư mà còn giúp cơ thể hấp thụ được một hợp chất ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng và viêm da là allicin. Mặt khác, S-allylcysteine còn giúp cho vết thương nhanh lành hơn nên giảm thiểu tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng.
Giảm mỡ máu, hạ cholesterol máu
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, mỡ máu, huyết áp cao, tiểu đường… chính là sự dư thừa cholesterol trong cơ thể. Việc ăn tỏi đen thường xuyên và đúng cách sẽ giúp giảm cholesterol máu, giảm mỡ máu, tăng HDL-Cholesterol, điều hoà đường huyết, do đó rất tốt cho hệ tim mạch, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao như người béo, mỡ máu.
Thu gọn gốc tự do
Nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh lý khác nhau chính là các gốc tự do. Các hợp chất sulfur hữu cơ cùng dẫn chất tetrahydro carboline có trong tỏi đen giúp thu dọn các gốc tự do trong cơ thể một cách triệt để. Hiện có trên 80 bệnh lý khác nhau có liên quan đến gốc tự do. Vậy nên có thể nói tỏi đen là loại dược liệu “thần kỳ” giúp phòng và chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
Giàu chất chống oxy hoá
Do quá trình lên men, chất allicin trong tỏi đen được chuyển hoá thành các hợp chất chống oxy hoá như alkaloid và flavonoid. Vì vậy, tỏi đen có tác dụng chống oxy hoá cao giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch và một số bệnh mãn tính khác. Theo chuyên gia, tỏi đen đạt hàm lượng chống oxy hoá cao nhất sau 21 ngày lên men.
Tỏi đen ăn thế nào để phát huy công dụng?
Ảnh minh họa
Tỏi đen có vị ngọt, thơm, ngon, không hăng như tỏi trắng, rất dễ ăn. Vì vậy dễ khiến người sử dụng cảm thấy thích và sử dụng quá nhiều dẫn tới tác dụng phụ không mong muốn.
Các chuyên gia khuyến cáo, người bình thường sử dụng không quá 20g tỏi đen/1 ngày (tương đương 3 củ tỏi đen ). Người bình thường có thể ăn tỏi đen vào bất cứ lúc nào, nhưng ăn tốt nhất trước bữa ăn 30 phút.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, tốt nhất nên ăn tỏi đen trong hoặc ngay sau mỗi bữa ăn vì nó giúp dịch vị tiết ra nhiều hơn, cơ thể cũng dễ dàng hấp thu các chất có trong tỏi đen hơn và tránh được những tác dụng không mong muốn đến dạ dày.
Những trường hợp không nên ăn tỏi đen
Tuy tỏi đen có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng điều đó không có nghĩa là với ai nó cũng tốt. 5 nhóm người dưới đây được khuyến cáo không nên ăn tỏi đen:
– Người bị bệnh huyết áp thấp.
– Người đang phải dùng thuốc chống đông máu.
– Người có tiền sử dị ứng tỏi.
– Người bị tiêu chảy.
Riêng phụ nữ mang thai, người bị bệnh gan, thận mắt thì không nên lạm dụng tỏi đen mà chỉ nên ăn nó với một lượng vừa phải.
Bạn thấy bài viết Ăn tỏi theo cách này khác nào ‘thần dược’, giúp ngăn ngừa tế bào ung thư và giảm mỡ máu cực tốt, muốn chữa bệnh phải kỳ công! có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Ăn tỏi theo cách này khác nào ‘thần dược’, giúp ngăn ngừa tế bào ung thư và giảm mỡ máu cực tốt, muốn chữa bệnh phải kỳ công! bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: Ăn tỏi theo cách này khác nào ‘thần dược’, giúp ngăn ngừa tế bào ung thư và giảm mỡ máu cực tốt, muốn chữa bệnh phải kỳ công! của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay