1. Không khởi động trước khi bơi
Chấn thương có thể xảy ra nếu người tập không khởi động trước khi xuống nước . Nếu không khởi động có thể khiến người tập bị bong gân, chuột rút, đau sau bơi…
Nên khởi động các bài tập nhẹ nhàng để các khớp và cơ được khởi động tốt, đặc biệt là các khớp cổ tay, cổ chân, khớp vai, khuỷu tay, khớp gối…
Khởi động trước khi xuống nước là điều quan trọng hàng đầu trước khi bơi lội.
2. Phối hợp các bài tập quá nhanh
Việc thực hiện các bài tập phối hợp quá nhanh có thể khiến người tập không kiểm soát được lực sinh ra khi kết hợp các động tác với nhau, rất dễ dẫn đến chấn thương.
Nên tập các bài tập thở nước, các động tác chân, tay , phối hợp các động tác để tránh chấn thương khớp gối, vai. Bên cạnh đó cần duy trì các kiểu bơi xen kẽ với nhau để tránh căng thẳng lặp đi lặp lại trên mô mềm, xương và khớp nhất định.
3. Chưa học đúng kỹ thuật
Như mọi bài tập, kỹ thuật đúng là rất quan trọng. Bơi lội nếu không đúng kỹ thuật không chỉ giảm hiệu quả mà còn có thể gây chấn thương cho vai, cổ hoặc lưng, thậm chí có thể ngừng bơi vĩnh viễn.
4. Không sử dụng đồ bảo hộ
Dù nước giảm áp lực lên khớp, nhưng việc không sử dụng giày tập dưới nước có thể làm tăng nguy cơ trơn trượt hoặc chấn thương chân. Giầy tập dưới nước được làm bằng vải chống nước và đế có lực kéo để bám vào sàn bể bơi dễ dàng hơn, giúp tránh chấn thương khi tập luyện.
Không sử dụng giày tập có thể tăng nguy cơ trơn trượt hoặc chấn thương chân.
5. Không duy trì hơi thở ổn định
Một số người giữ hơi thở (nín thở quá lâu) khi tập luyện dưới nước. Điều này có thể gây áp lực lên cơ tim, huyết áp tăng và làm giảm lượng oxy đến các cơ bắp, gây nguy hiểm cho người tập, thậm chí có thể bất tỉnh.
Hơi thở không ổn định cũng có thể khiến người tập đuối sức khi bơi ở chỗ nước sâu, gây sặc nước, nguy hiểm nhất là đuối nước.
6. Tập quá mạnh ngay từ đầu
Ngay cả khi tập dưới nước, việc bắt đầu quá mạnh mẽ mà không làm quen hoặc không khởi động cơ thể có thể gây chấn thương cho cơ thể.
Ngoài ra, việc luyện tập quá mạnh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất của người tập trong suốt thời gian tập luyện, đồng thời gây cảm giác mệt mỏi hơn sau khi tập xong.
7. Không sử dụng dụng cụ hỗ trợ đúng cách
Tập luyện dưới nước có thể cần dùng các dụng cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách các dụng cụ này (băng đô chân, bánh xe dưới nước, hay các vật tạo độ trở lực) có thể không chỉ làm giảm hiệu quả buổi tập mà còn tăng nguy cơ chấn thương.
Do đó, người tập nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ đúng theo chỉ dẫn của huấn luyện viên.
8. Bỏ qua việc giãn cơ sau khi tập
Hiệu suất của các bài tập dưới nước sẽ đạt hiệu quả hơn khi giãn cơ sau khi tập . Nhờ các động tác giãn cơ sau khi tập, các khớp sẽ hoạt động linh hoạt hơn, duy trì tư thế tốt, hạn chế đau lưng, đau xương khớp.
Ngoài ra, các động tác giãn cơ sau tập còn giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ bắp, giảm các cơn đau trong khi tập do chấn thương nếu có, đồng thời giúp cải thiện hiệu quả tập luyện trong lần tập sau.
Kéo giãn cơ sau khi tập còn thể kích thích sự dẻo dai của cơ thể, giảm nguy cơ bị chấn thương thể thao và hạn chế căng cơ.
Việc không giãn cơ sau khi tập luyện có thể dẫn đến việc giữ lactic acid trong cơ bắp. Nếu axit lactic trong cơ bắp tích tụ nhiều có thể khiến người tập mệt mỏi, đau cơ, buồn nôn, thở nhanh, nóng rát trong cơ bắp, đau nhức cơ bắp, chuột rút…
BS. Nguyễn Trọng Thủy
Bạn thấy bài viết 8 sai lầm khi tập dưới nước có thể gây chấn thương có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về 8 sai lầm khi tập dưới nước có thể gây chấn thương bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: 8 sai lầm khi tập dưới nước có thể gây chấn thương của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay