8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Bạn đang xem: 8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Những người mắc bệnh đái tháo đường cần đảm bảo tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh nhưng điều này không chỉ đề cập đến thực phẩm vì đồ uống cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Khi mắc bệnh đái tháo đường , cơ thể không sử dụng insulin đúng cách để kéo glucose hoặc đường trong máu vào tế bào để lấy năng lượng. Điều này có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao và một số biến chứng nghiêm trọng.

5 đồ uống tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Những đồ uống sau đây là sự lựa chọn tốt cho người mắc đái tháo đường:

Nước

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường- Ảnh 1.

Nước lọc là một trong những đồ uống tốt cho người bệnh đái tháo đường.

Thức uống tốt nhất cho sức khỏe là nước. Hydrat hóa thích hợp ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần và mọi hệ thống trong cơ thể đều cần nước. Cũng có thể nhầm lẫn dấu hiệu khát với đói hoặc thèm đồ ngọt. Điều này khiến một số người uống nước ngọt và nước trái cây . Nếu cảm giác thèm ăn này xảy ra, tốt nhất nên uống một cốc nước lọc trước rồi xem cơ thể phản ứng như thế nào.

Nước có hương vị

Một số người chọn nước trái cây hoặc đồ uống có đường vì họ thấy hương vị của nước nhàm chán hoặc nhạt nhẽo. Có thể thêm hương vị bằng cách hòa nước với nước ép từ trái cây họ cam quýt, chẳng hạn như chanh, vỏ chanh hoặc một chút nước ép nam việt quất. Pha nước với trái cây như quả mọng cũng tạo thêm hương vị tốt cho sức khỏe.

Trà thảo dược

Trà thảo dược là một cách khác để tạo hương vị cho nước. Đun sôi lá của một số loại cây trong nước có thể mang lại cả hương vị lẫn lợi ích cho sức khỏe. Ví dụ, rễ cam thảo mang lại hương vị ngọt ngào nhẹ nhàng mà không làm tăng lượng đường trong máu.

Sữa

Đôi khi cơ thể muốn nhiều hơn chỉ là nước. Sữa có thể là một lựa chọn tốt. Sữa bò, sữa đậu nành, sữa gạo hoặc sữa hạt có thể cung cấp calo, vitamin và khoáng chất . Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chọn những loại không đường.

Sữa bò, sữa gạo, sữa đậu nành đều bổ sung carbohydrate vào chế độ ăn và vì vậy phải tính đến điều này trong kế hoạch bữa ăn của mình.

Hầu hết các loại sữa hạt không đường đều có ít carbohydrate nhưng người mắc bệnh đái tháo đường phải kiểm tra thành phần dinh dưỡng của loại sữa mình lựa chọn và lưu ý xem có bao nhiêu carbs trong một khẩu phần để quản lý lượng đường trong máu.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ

Nên chọn sữa không béo hoặc ít béo (giúp kiểm soát chất béo bão hòa). Cần lưu ý khi uống sữa bò vì protein trong sữa bò làm chậm quá trình tiêu hóa và cải thiện phản ứng insulin ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Nước ép trái cây nguyên chất với lượng vừa phải

Nước ép trái cây nguyên chất là phù hợp nhưng vì nước ép trái cây cung cấp đường từ trái cây, vì vậy người bệnh đái tháo đường chỉ nên tiêu thụ số lượng ít. Cần tính đến bất kỳ loại nước trái cây nào trong thực đơn bữa ăn. Ví dụ, một cốc nước cam tươi, chưa qua chế biến 248g chứa gần 26g carbohydrate, trong đó gần 21g là đường.

Khẩu phần ăn là yếu tố quan trọng để quản lý lượng carbohydrate nạp vào khi uống nước trái cây trong bữa ăn. Chỉ uống nước trái cây có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, nhưng uống nước trái cây cùng với các thực phẩm khác, đặc biệt là protein hoặc chất béo có lợi cho sức khỏe và giúp ngăn ngừa điều này.

Ăn trái cây là một cách tốt để làm dịu cơn khát và nó mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng hơn nước trái cây.

3 loại đồ uống nên tránh khi mắc bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường- Ảnh 3.

Nước soda, nước ngọt, cocktail trái cây và đồ uống có cồn là những loại người bệnh đái tháo đường nên tránh.

Những đồ uống sau đây không phải là lựa chọn tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường:

Nước soda, nước ngọt, nước tăng lực

Nước ngọt và đồ uống có đường khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, tăng cân và hội chứng chuyển hóa. Cân nặng quá mức là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2, cả béo phì và đái tháo đường đều là đặc điểm của hội chứng chuyển hóa.

Đối với những người đã mắc bệnh đái tháo đường, loại đồ uống này cung cấp lượng đường lớn và cần tiêu hóa ít. Ngoài ra, những đồ uống này không gây no vì chúng chỉ chứa carbs đơn giản và không có chất xơ.

Uống soda mà không có thực phẩm lành mạnh có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến. Tốt nhất nên tránh hoặc hạn chế uống soda, nước ngọt và nước tăng lực có đường để giảm nguy cơ tăng đột biến lượng đường.

Cocktail trái cây

Đồ uống này có thể có hương vị giống nước ép trái cây nhưng chúng thường chứa hàm lượng đường/si-rô ngô cao và chứa ít hoặc không có nước ép trái cây tự nhiên. Những thành phần này khiến lượng đường trong máu tăng đột biến tương tự như soda.

Chúng cung cấp hàm lượng đường cao nhưng giá trị dinh dưỡng ít hơn nhiều so với nước ép trái cây nguyên chất 100%.

Có thể thưởng thức vừa phải nước ép trái cây tươi 100% nhưng nên lưu ý đến các loại cocktail trái cây pha sẵn không chứa nước trái cây thật.

Đồ uống có cồn

Hầu hết rượu không chứa đường nhưng bia có chứa carbohydrate và nhiều loại đồ uống có cồn có chứa đường. Điều này làm sự gia tăng lượng đường trong máu và có nguy cơ tăng cân.

Rượu ảnh hưởng đến cách gan sản xuất glucose, điều này có thể dẫn đến lượng đường trong máu giảm đột ngột hoặc hạ đường huyết. Những người sử dụng insulin nên nhận thức được tác động của rượu lên mức glucose. Uống rượu quá mức có thể dẫn đến bệnh gan và các vấn đề khác đối với người mắc bệnh đái tháo đường cũng như đối với những người khác, do đó mọi người nên uống có chừng mực.

Rượu có thể làm giảm lượng đường trong máu. Đây có thể là một vấn đề đối với những người sử dụng insulin. Mặc dù người mắc bệnh đái tháo đường có thể uống một lượng nhỏ rượu nhưng Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị những giới hạn phù hợp sau đây:

  • 1 ly mỗi ngày cho phụ nữ.
  • 2 ly một ngày cho nam giới.
  • 1 ly tương đương với: 30ml rượu mạnh, 150ml rượu vang, 360ml bia.

Người bệnh đái tháo đường nên uống đồ uống có cồn cùng với thức ăn để giảm nguy cơ lượng đường trong máu thấp, không vượt quá giới hạn bác sĩ khuyến cáo, tính lượng carbohydrate hàng ngày, kiểm tra lượng calo và hàm lượng cồn trong bia mà mình uống.

Không bao giờ nên tiêu thụ đồ uống có cồn để thay thế carbohydrate cho thực phẩm. Thay vào đó, người bệnh nên hạn chế uống rượu và dùng nó ngoài chế độ ăn uống bình thường.

Đối với người mắc bệnh đái tháo đường, lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh có hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng bệnh và giảm nguy cơ biến chứng. Đồ uống cũng như thức ăn có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu và các vấn đề khác, do đó với những lựa chọn phù hợp, người mắc bệnh đái tháo đường có thể thưởng thức nhiều loại đồ uống. Đối với nhu cầu hấp thụ carbohydrate cụ thể cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nội tiết hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Bạn thấy bài viết 8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về 8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: 8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Cách làm thịt bò xào súp lơ vừa ngon vừa đẹp mắt rất đơn giản cho bữa cơm

Viết một bình luận