7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng ‘trái tim ngày lễ’

Bạn đang xem: 7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng ‘trái tim ngày lễ’ tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

1. Hội chứng “trái tim ngày lễ” là gì?

Hội chứng “trái tim ngày lễ” là những triệu chứng của bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim xuất hiện dồn dập trong những ngày lễ hội cao hơn các ngày thường. Theo TS.BS. Phạm Như Hùng – chuyên gia tim mạch, hội chứng “trái tim ngày lễ” được cho là những rối loạn nhịp sau khi sử dụng rượu, đặc biệt là tim nhanh trên thất ở những người trước đó có trái tim hoàn toàn khỏe mạnh.

Những vấn đề về rối loạn nhịp tim ngày lễ có mối liên hệ với việc uống bia rượu quá nhiều và ăn uống không kiểm soát trong các bữa tiệc của kỳ nghỉ. Phần lớn rối loạn nhịp này là cơn rung nhĩ. Cơn này thường sẽ tái lập lại nhịp xoang sau 24 giờ. Hội chứng tim sau kỳ nghỉ lễ thường được chẩn đoán ở những người rung nhĩ mới mắc mà không có bệnh tim. Nhưng điều này thường xảy ra hơn ở người uống nhiều rượu.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'- Ảnh 1.

Hội chứng “trái tim ngày lễ” là những triệu chứng của bệnh tim mạch xuất hiện trong những ngày lễ hội cao hơn các ngày thường.

Nguyên nhân chính xác dẫn đến sự gia tăng cơn đau tim trong kỳ nghỉ lễ vẫn chưa được biết đầy đủ nhưng có thể là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm uống quá nhiều rượu, thiếu hoạt động thể chất và ăn uống quá mức.

TS.BS. Phạm Như Hùng cho biết, thông thường, tất cả các loại loạn nhịp nói trên đều mất đi khoảng 24 giờ sau khi ngừng uống rượu, bia, cơ thể được cung cấp đầy đủ nước, các chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hoàn toàn.

2. Cách giữ sức khỏe và giảm nguy cơ đau tim trong kỳ nghỉ

2.1 Duy trì hoạt động thể chất

Nên duy trì hoạt động trong kỳ nghỉ, việc này giúp cơ thể bạn phục hồi dễ dàng hơn sau một bữa ăn thịnh soạn và giúp giảm căng thẳng. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên hoạt động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần.

Những cách sáng tạo để duy trì hoạt động trong thời gian nghỉ ngơi bao gồm đi dạo cùng gia đình giữa bữa tối và món tráng miệng hoặc tham gia các hoạt động thể chất vui nhộn ngoài trời, trên bãi biển với những người thân yêu của bạn.

2.2 Tránh ăn vặt giữa các bữa ăn

Dù kỳ nghỉ khiến bạn di chuyển nhiều và luôn cảm thấy đói nhưng nên tránh ăn vặt giữa các bữa hoặc thay vào đó chọn các món ăn nhẹ lành mạnh. Tốt nhất là tránh ăn vặt giữa các bữa ăn nếu có thể vì điều này có thể gây tăng cân và làm mất cảm giác thèm ăn trong bữa ăn chính. Nếu có nhu cầu ăn nhẹ, một số lựa chọn lành mạnh bao gồm các loại hạt, cà rốt hoặc trái cây tươi. Tránh thực phẩm giàu carbs hoặc đường chế biến giữa các bữa ăn.

2.3 Lựa chọn món ăn lành mạnh tốt cho tim

Trong kỳ nghỉ nếu có ăn nhiều hơn một chút nhưng vẫn đảm bảo tốt cho sức khỏe nếu chọn ăn thịt nạc, tăng cường các món rau xanh, trái cây và tránh chất béo bão hòa, quá nhiều dầu và muối. Tránh ăn quá nhiều, quá no, đặc biệt là nhiều chất béo, đồ chiên rán. Tránh thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn. Khi đi du lịch cũng nên dành thời gian tham khảo các nhà hàng, quán ăn đảm bảo an toàn thực phẩm với nguyên liệu tươi nhất có thể.

2.4 Tránh uống rượu

Uống quá nhiều rượu có thể gây đánh trống ngực và gây ra một số tình trạng về nhịp tim, chẳng hạn như rung tâm nhĩ có thể dẫn đến đột quỵ. Nếu bạn có tiền sử bệnh tim hoặc đánh trống ngực, tốt nhất nên tránh uống rượu. Trong những trường hợp bất khả kháng thì nên uống một lượng nhỏ và không nên bữa nào cũng uống.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'- Ảnh 2.

Tránh uống rượu bia là cách tốt để bảo vệ trái tim khỏe mạnh.

2.5 Giữ đủ nước và uống nhiều nước

Tình trạng mất nước từ soda, đồ uống có đường và rượu có thể gây tổn hại cho cơ thể. Giữ cho mình đủ nước là điều cần thiết để có được sức khỏe tốt nhất. Điều này đặc biệt đúng khi đi du lịch. Cố gắng uống nước thường xuyên và giữ đủ nước, đặc biệt nếu đi du lịch ở những vùng thời tiết nắng nóng.

Nên uống nhiều nước trong những ngày trước khi bắt đầu chuyến du lịch và trong suốt chuyến đi. Luôn mang theo một chai/ bình đựng nước và đổ đầy nước ở nơi nào có thể. Đây là một thói quen tốt cần tập, vì nó hoạt động như một lời nhắc nhở mang theo chai nước đầy của bạn và uống mọi lúc mọi nơi. Cũng nên nhớ uống chút nước trước khi đi ngủ.

2.6 Nhận biết các triệu chứng của cơn đau tim và có hành động thích hợp

Các triệu chứng điển hình của cơn đau tim bao gồm đau ngực dữ dội đột ngột hoặc căng cứng hoặc khó chịu ở hàm hoặc cánh tay của bạn. Một số bệnh nhân đột ngột khó thở, đổ mồ hôi quá nhiều hoặc buồn nôn. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này và có các yếu tố nguy cơ về tim chẳng hạn như tăng huyết áp, đái tháo đường, mức cholesterol cao hoặc là người hút thuốc, bạn nên đi khám khẩn cấp.

2.7 Luôn mang theo thuốc, thực hiện đúng lời khuyên của bác sĩ

Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh tim, hãy nhớ uống thuốc thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ tim mạch cũng như tuân thủ các cuộc hẹn và kế hoạch kiểm tra. Nếu bạn dự định đi du lịch trùng với lịch khám, nên có lịch hẹn gặp bác sĩ sớm hơn và nhớ mang theo đủ thuốc cũng như giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ.

Khi đến địa điểm du lịch, bạn cần tìm hiểu trước về bệnh viện gần nhất nơi mình ở. Đang vui chơi ngày nghỉ mà thấy có bất kỳ dấu hiệu về tim như hồi hộp, tức ngực, khó thở thì cần đến bệnh viện ngay.

Bạn thấy bài viết 7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng ‘trái tim ngày lễ’ có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về 7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng ‘trái tim ngày lễ’ bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: 7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng ‘trái tim ngày lễ’ của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  3 Cách làm cua hấp sả ngon hảo hạng, “cân” mọi cuộc nhậu

Viết một bình luận