Trước khi tình hình kiểm soát dịch COVID-19 đi vào ổn định, nhiều chuyên gia dự đoán thị trường lao động hậu đại dịch sẽ vô cùng nở rộ. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh điều ngược lại khi mới đây, một làn sóng vừa bùng lên tại Mỹ khiến nhiều nhà tuyển dụng phải lắc đầu – làn sóng “Đại từ chức” (The Great Resignation).
Theo một khảo sát trực tuyến được thực hiện bởi công ty Anphabe ở thị trường lao động Việt Nam, cứ 10 người lại có 6 người chủ động tìm kiếm công việc mới.
Vì sao hậu COVID-19, ngày càng nhiều người quyết định từ bỏ công việc vốn có để tìm kiếm cơ hội mới? Khi nào và đâu là dấu hiệu bạn nên quyết định nghỉ việc? Cùng Sau Giờ Hành Chính tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Vì sao người lao động quyết định nghỉ việc hậu COVID-19?
Thị trường lao động ở thời điểm hiện tại đang có những bước chuyển mình đáng kể. Chẳng hạn như chuyển từ hình thức làm việc tại văn phòng 8 tiếng/ngày cho đến làm việc tại nhà. Hoặc gần đây nhất, người đi làm không còn cảm thấy muốn gắn bó với công việc của mình nhiều như trước nữa.
Một khảo sát mới đây thực hiện trên thị trường lao động toàn cầu đã nêu một số lý do vì sao người lao động quyết định nghỉ việc. Những lý do này, bằng một cách nào đó, cho thấy người lao động đã thay đổi những ưu tiên của mình trong công việc.
Mách nhỏ cho bạn biết, nguyên nhân xin nghỉ việc hàng đầu không phải do lương thấp đâu!
Nghỉ việc vì văn hóa doanh nghiệp độc hại
Giữa nhà tuyển dụng và người lao động tồn tại mối quan hệ đôi bên đều có lợi. Đó là một mối quan hệ thiện chí và lâu dài. Do vậy, nếu doanh nghiệp muốn nhận được những cống hiến hết mình từ nhân viên, họ cần phải đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Một trong những nhu cầu đó, là được tôn trọng.
Theo báo cáo của The Adecco Group, môi trường làm việc có văn hóa độc hại là lý do khiến nhiều người đi làm quyết định nghỉ việc nhất. Cao hơn cả lý do về mức lương gấp 10 lần.
Nghỉ việc vì môi trường độc hại cao gấp 10 lần nghỉ việc vì lương thấp
Một môi trường làm việc có văn hóa độc hại thường sẽ việc không tôn trọng sự đa dạng (sắc tộc, văn hóa, giới tính,…). Không đề cao tính công bằng và cởi mở.
Nhân viên trong công ty không cảm thấy được đồng nghiệp hay cấp trên tôn trọng. Tệ hơn, một số công ty còn có văn hóa làm việc phi đạo đức, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của nhân viên.
Nghỉ việc vì bất an về công việc
Đại dịch COVID-19 làm ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh tế trong và ngoài nước. Đã có không ít doanh nghiệp vì không thể trụ vững nên đã tuyên bố phá sản. Những doanh nghiệp có thể tồn tại qua mùa dịch, buộc phải gia giảm chi phí bằng cách cắt giảm nhân sự.
Điều này khiến cho nhiều người lao động cảm thấy bất an với công việc hiện tại của mình. Họ ít gắn bó với công ty hơn do lo sợ có thể bị sa thải bất cứ lúc nào. Chưa kể, ai cũng cần phải trang trải nhiều chi phí trước, trong và sau đại dịch.
Nếu trước sau gì cũng bị đuổi, thôi thà nghỉ việc trước còn hơn!
Vậy nên khi người lao động cảm thấy không thỏa mãn về mức lương hiện tại. Hoặc không có nhiều hứa hẹn về tương lai của công ty mình đang làm việc, họ buộc phải chủ động tìm kiếm một công việc mới để hạn chế bị thất nghiệp khi đang khó khăn.
Đọc thêm: Template quản lý chi tiêu cá nhân: Quy tắc 50-30-20
Nghỉ việc vì không được công nhận
Ai đi làm cũng mong mình trở thành Nhân viên của Năm, được treo tên trên “bảng vàng”, được đồng nghiệp ngưỡng mộ và được cấp trên tin tưởng. Nhân viên càng giỏi càng cần có được sự công nhận xứng đáng.
Nhân viên nào cũng muốn được công nhận thành quả làm việc
Theo khảo sát trên, những công ty không có văn hóa công nhận đóng góp của nhân viên có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc nhiều hơn.
Trên thực tế, những công ty này cũng thường không có biện pháp xử lý chính đáng đối với những nhân viên làm việc kém hiệu quả. Gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc chung của cả đội nhóm.
Vấn đề ở đây không phải là doanh nghiệp nên đưa ra nhiều mức thưởng cho những người làm việc xuất sắc. Đôi khi, sự công nhận có thể được thể hiện sự tuyên dương của phía công ty, hoặc lời khen của nhà quản lý.
Doanh nghiệp “ngó lơ” nhân sự
Khi đại dịch trở nên căng thẳng, nhiều doanh nghiệp đã sớm có động thái yêu cầu nhân viên tạm nghỉ việc có hưởng lương. Hoặc chuyển sang làm việc tại nhà một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều doanh nghiệp loay hoay tìm cách ứng phó với đại dịch. Thậm chí chọn cách “ngó lơ” tình hình và tiếp tục yêu cầu nhân viên đi làm dù có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhiều doanh nghiệp buộc nhân viên phải đi làm ngay cả khi giãn cách
Bị buộc phải đi làm trong mùa dịch, vô tâm trước sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động cũng là một trong những lý do khiến người đi làm quyết định xin nghỉ việc nhiều nhất hiện nay.
10 lý do xin nghỉ việc chính đáng nhất
Khi đi làm, chúng ta không thể tùy tiện quyết định nghỉ việc chỉ vì không muốn đi làm. Lý do mà bạn dự định dùng để nộp đơn nghỉ việc có thể là thứ mà sếp bạn yêu cầu được biết. Đồng thời cũng là một yếu tố để nhà tuyển dụng tương lai xem xét mức độ phù hợp của bạn với với vị trí ứng tuyển.
Vậy nên bạn cần phải tìm cho mình một lý do xin nghỉ việc thích hợp. Sao cho “được lòng lúc đến, vừa lòng lúc đi” mà vẫn giữ sự trung thực của mình.
Dưới đây là top 10 lý do xin nghỉ việc chính đáng nhất bạn có thể lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh của mình:
Thay đổi định hướng công việc
Không phải ai sinh ra là đã biết sứ mệnh của mình khi xuất hiện ở Trái Đất là gì. Có người sớm biết mình thích làm nghề gì từ khi còn đi học. Có người phải mất phần nửa cuộc đời để nhận ra nó. Vậy nên việc bạn có định hướng công việc khác với công việc hiện tại là điều bình thường.
Việc thay đổi định hướng công việc là điều hoàn toàn bình thường
Nếu bạn nghỉ việc để theo đuổi công việc mơ ước, nhà tuyển dụng mới sẽ vô cùng ấn tượng với ý chí “dám nghĩ dám làm” của bạn. Họ cũng sẽ coi đây là một điểm cộng trong thái độ làm việc khi cân nhắc bạn cho vị trí mà bạn ứng tuyển.
Hiển nhiên là doanh nghiệp hiện tại của bạn cũng sẽ không có vấn đề gì nếu bạn nghỉ việc vì lý do này. Bởi chẳng ai muốn cản trở một người đang khao khát chinh phục đam mê của họ cả.
- Nên nói: “Trong quá trình làm việc, tôi nhận ra mình không phù hợp với công việc này. Thay vào đó, đam mê của tôi là trở thành một chuyên viên công tác xã hội. Vậy nên tôi đã quyết định xin nghỉ việc để có thể dành toàn thời gian theo đuổi đam mê của mình”
- Không nên nói: “Tôi xin nghỉ việc vì muốn đi du lịch 1 năm để có thêm nhiều kinh nghiệm, từ đó dễ dàng khám phá được đam mê của bản thân.”
Muốn tìm cơ hội phát triển sự nghiệp tốt hơn
Tùy vào cơ cấu công ty mà cơ hội phát triển sự nghiệp của bạn sẽ ít hoặc nhiều. Nếu bạn đang làm việc cho các công ty start-up, cơ hội thăng tiến của bạn sẽ ít hơn so với những công ty lớn.
Khi cảm thấy đã học hỏi đủ kinh nghiệm từ môi trường hiện tại và muốn chuyển đến môi trường khác để được phát triển nhiều hơn. Bạn có thể trao đổi điều này với nhân sự và cấp trên của mình vì đó là lý do xin nghỉ việc hợp lý.
Nghỉ việc vì tìm thấy cơ hội tốt hơn
Tuy nhiên, trước khi vội vàng nộp đơn xin nghỉ, hãy thương lượng với doanh nghiệp hiện tại. Xem họ có muốn đề xuất một vị trí tốt hơn cho bạn không nhé.
- Nên nói: “Dù rất hài lòng với công việc hiện tại, nhưng tôi quyết định xin nghỉ việc vì muốn thử thách bản thân với những vị trí mới, ở những môi trường cho phép tôi được phát triển nhiều hơn.”
- Không nên nói: “Công ty mới đề bạt tôi vào làm chức cao hơn và nhiều cơ hội thăng tiến hơn ở công ty này. Nên tôi quyết định xin nghỉ việc!”
Lý do cá nhân
Thông thường khi xin nghỉ việc, gia đình và sức khỏe là hai lý do được dùng nhiều nhất. Nhưng bạn không có nghĩa vụ khai báo cụ thể về tình trạng sức khỏe. Hay những chuyện riêng tư của mình cho nhà tuyển dụng. Vậy nên trong trường hợp này, lý do của bạn có mơ hồ đến đâu thì vẫn chấp nhận được.
Lý do sức khỏe hay được sử dụng làm lý do xin nghỉ việc nhất
- Nên nói:
“Do đang gặp một số vấn đề về gia đình nên tôi không thể tiếp tục làm việc được nữa. Dù rất tiếc nhưng tôi hy vọng công ty sẽ thông cảm cho tôi.”
“Công việc này mang lại rất nhiều quyền lợi và trải nghiệm cho tôi. Tuy nhiên, tôi buộc phải xin nghỉ việc vì điều kiện sức khỏe hiện tại không cho phép.”
“Tôi vừa lập gia đình và chuẩn bị có con nhỏ. Vậy nên tôi quyết định xin nghỉ việc để có toàn thời gian chăm lo cho gia đình của mình.”
- Không nên nói:
“Bác sĩ chẩn đoán tôi bị ung thư gan giai đoạn 2, vì thế tôi quyết định xin nghỉ việc vì điều kiện sức khỏe không ổn định. Đây là hồ sơ bệnh án của tôi để làm bằng chứng.”
“Vợ chồng tôi vừa ly dị cách đây ít lâu. Hiện tại chúng tôi đang gặp nhiều vấn đề về tranh chấp tài sản và giành quyền nuôi con. Nên mong quý doanh nghiệp thông cảm cho tôi xin nghỉ việc.”
Tìm kiếm công việc linh động hơn
Thỉnh thoảng vẫn có một số người lấy lý do xin nghỉ việc là “không đáp ứng được thời gian làm việc”. Đó có thể là những bạn sinh viên vừa đi học vừa đi làm, vậy nên không thể tiếp tục làm full-time được. Hoặc cũng có những người muốn tìm công việc linh động hơn để chăm lo cho gia đình.
Thời gian làm việc linh động đang là ưu tiên hàng đầu của nhiều người khi tìm việc
Tuy nhiên, bạn cần diễn giải cẩn thận lý do này với nhà tuyển dụng. Nếu không muốn bị nhìn nhận như một người không đáng tin cậy. Một số nguyên tắc bạn cần biết là:
- Đảm bảo với nhà tuyển dụng bạn biết rõ mong muốn của họ đối với nhân viên của mình.
- Nhấn mạnh với nhà tuyển dụng rằng bạn vẫn có khả năng quản lý thời gian tốt.
- Cho nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn không trốn tránh trách nhiệm công việc của mình. Mà bạn chỉ muốn ưu tiên những công việc nào cho phép bạn cân bằng cuộc sống – công việc thôi.
- Nên nói: “Công việc này yêu cầu phải làm việc full-time tại văn phòng. Nhưng ưu tiên hàng đầu của em vẫn là việc học nên em không thể sắp xếp để làm việc này được.”
- Không nên nói: “Công việc này áp lực quá, lương thì ít nhưng công việc được giao thì quá nhiều. Đồng nghiệp trong công ty cũng không hòa đồng với em nên thôi em nghỉ!”
Đọc thêm: Vì sao ngày càng nhiều người nghỉ việc văn phòng để làm freelancer?
Tìm được cơ hội tốt hơn
Trừ khi bạn cứ liên tục “nhảy” việc mỗi tháng một lần, thì việc bạn mong muốn được làm công việc tốt hơn, có mức lương cao hơn, điều kiện tốt hơn là lý do chính đáng. Vậy nên bạn không nhất thiết phải tô vẽ thêm vào lý do của mình làm gì cả.
Khi thời điểm thích hợp, đừng ngần ngại nắm bắt cơ hội của mình
Bạn chỉ cần cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn trân trọng mọi cơ hội mà bạn nhận được. Bạn xin nghỉ việc chỉ vì công việc mới đáp ứng được nhiều nhu cầu của bạn hơn mà thôi. Chẳng hạn như cho bạn điều kiện phát triển tốt hơn, công việc phù hợp với khả năng hơn,…
- Nên nói: “Tôi quyết định xin nghỉ việc vì tìm được một cơ hội tốt hơn và tôi không muốn bỏ lỡ nó.”
- Không nên nói: “Công việc này trả lương cho tôi thấp quá nên tôi phải tìm công việc khác lương cao hơn để làm.”
Khoảng cách địa lý quá xa
Theo một thống kê của trang Business Insider, trung bình một người đi làm phải mất 1 tiếng 20 phút mỗi ngày.
Việc di chuyển giữa công ty và nhà tùy vào khoảng cách địa lý, có thể tiêu tốn của bạn một khoảng tiền hàng tháng. Chưa kể, nếu nhà quá xa nơi làm việc, bạn sẽ dễ lãng phí thời gian thụ động khi di chuyển mà không thể làm gì khác được.
Chỗ làm quá xa cũng là một trở ngại khá lớn khi đi làm
- Nên nói: “Công ty cũ của tôi dời trụ sở sang thành phố khác. Do đó, tôi quyết định xin nghỉ việc vì trụ sở mới cách nhà tôi quá xa.”
Không phù hợp với công việc
Kể cả khi nhiều doanh nghiệp tuyển dụng vị trí của bạn, nhưng khối lượng công việc mà mỗi nơi yêu cầu sẽ không giống nhau.
Đôi khi lý do khiến người đi làm quyết định nghỉ việc không phải vì mức lương quá thấp. Mà là vì công việc được giao không phù hợp với năng lực của người đó.
Người đi làm vẫn có thể nghỉ việc nếu công việc không phù hợp với năng lực
Nếu bạn cũng thuộc trường hợp này, đừng ngại trình bày lý do nghỉ việc cũng như mong đợi của bạn ở vị trí ứng tuyển. Và không nên đổ lỗi cho công ty cũ vì đã khiến bạn bất mãn về công việc nhé.
- Nên nói: “Công việc này đã cho tôi có được một số trải nghiệm mới. Tuy nhiên khối lượng công việc được giao không đúng với kỳ vọng của tôi. Vậy nên tôi buộc phải tìm kiếm một công việc mới để phát triển theo định hướng cá nhân.”
- Không nên nói: “Tôi không hài lòng với công việc cũ vì sếp toàn giao cho tôi task dễ hoặc không đúng với chuyên môn của tôi.”
Doanh nghiệp cũ tái cơ cấu tổ chức
Cũng giống như người đi làm, doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Tùy theo nhu cầu của từng thời điểm mà doanh nghiệp có thể quyết định cắt giảm một bộ phận nào đó ít mang lại lợi ích, hoặc không cần thiết cho công ty.
COVID-19 khiến nhiều người đi làm bị mất việc do cắt giảm nhân sự
Theo đó, những nhân viên trực thuộc bộ phận bị cắt giảm có thể được đề xuất làm việc ở một vị trí mới phù hợp với năng lực của người đó. Dù vậy, vị trí được thay thế có thể ít phù hợp với mong muốn của bạn. Khi đó, bạn có thể quyết định rời đi thay vì tiếp tục gắn bó với công việc mà bạn không hài lòng.
Các nhà tuyển dụng rất thích những ứng viên có thái độ chủ động với công việc của mình. Vậy nên lý do xin nghỉ việc vì doanh nghiệp tái cơ cấu là một lý do có thể chấp nhận được.
- Nên nói: “Công ty cũ của tôi tái cơ cấu tổ chức và quyết định cắt giảm phòng ban của tôi. Tôi được đề xuất làm ở một vị trí mới nhưng vẫn quyết định xin nghỉ vì không phù hợp với vị trí đó.”
Khó hòa hợp với văn hóa công ty
Có nhiều yếu tố khiến một nhân viên cảm thấy khó hòa nhập với văn hóa công ty. Trong đó bao gồm:
- Sứ mệnh và giá trị của công ty
- Cung cách lãnh đạo của công ty
- Cách quản lý của cấp trên
- Văn hóa ứng xử hoặc làm việc tại công ty
- Kỳ vọng mà đội nhóm/công ty hướng đến
Một số doanh nghiệp có văn hóa làm việc độc hại
Nếu bạn làm việc trong một tập thể mà bạn cảm thấy khó hòa hợp. Hiệu suất làm việc của bạn sẽ thuyên giảm đáng kể. Đôi khi, những công ty có văn hóa làm việc độc hại còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn.
- Nên nói: “Tôi quyết định xin nghỉ việc vì sứ mệnh của công ty không phù hợp với định hướng của tôi.”
- Không nên nói: “Đồng nghiệp ở công ty cũ hay sân si với tôi mỗi khi làm việc chung. Vì thế tôi quyết định xin nghỉ việc.”
Khởi nghiệp hoặc làm freelancer
Đại dịch COVID-19 khiến cho cả doanh nghiệp và người đi làm trở nên lao đao. Nhiều người đi làm đã quyết định xin nghỉ việc để bắt đầu kinh doanh riêng hoặc tự mở công ty để khởi nghiệp. Một số khác từ bỏ công việc full-time tại văn phòng để theo đuổi sự nghiệp freelance toàn thời gian.
Nhiều người đi làm quyết định nghỉ việc để trở thành freelancer
Trong trường hợp đó, bạn chắc hẳn đã ấp ủ dự định này được một thời gian rồi. Vậy nên đừng ngần ngại chia sẻ mong muốn của mình với doanh nghiệp mà bạn đang làm việc.
- Nên nói: “Tôi quyết định xin nghỉ việc sau 3 năm gắn bó tại công ty. Tôi đã học hỏi được rất nhiều điều và có vô vàn trải nghiệm đáng nhớ tại đây. Tuy nhiên, tôi tin rằng đây là thời điểm thích hợp để tôi tự theo đuổi công việc kinh doanh của riêng mình.”
Đọc thêm: Freelance là gì? Làm Freelance có phải đóng thuế hay không?
5 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc xin nghỉ việc
Không phải lúc nào công việc của bạn cũng trở nên suôn sẻ. Sẽ có những thời điểm những dự án bạn đang thực hiện gặp trục trặc. Hoặc mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp bỗng trở nên căng thẳng hơn.
Tuy nhiên, nếu nhận thấy mình có 1 trong 5 dấu hiệu sau, có lẽ công việc hiện tại không còn phù hợp với bạn nữa:
- Không áp dụng được những kiến thức, kỹ năng chuyên môn vào công việc hiện tại
- Không làm việc đúng với đam mê, sở thích của mình nên dễ chán nản
- Cảm thấy mệt mỏi vì không có thời gian chăm sóc cho bản thân và gia đình
- Công ty thường xuyên trả chậm lương hoặc quyền lợi không tương xứng với trách nhiệm công việc
- Luôn suy nghĩ đến quyết định xin nghỉ việc để tìm công việc mới phù hợp hơn
Thời điểm để nghỉ việc hợp lý nhất
Không phải lúc nào cũng là thời điểm hợp lý để bạn quyết định nghỉ việc. Sẽ có một số thời điểm trong năm mà các công ty đồng loạt tuyển dụng nhiều vị trí. Ngược lại, cũng có những thời điểm nếu xin nghỉ việc, bạn sẽ khá khó khăn khi tìm kiếm cơ hội mới.
Vậy khi nào là thời điểm “vàng” để người đi làm nộp đơn xin nghỉ việc?
Tháng 1 đến tháng 2
Thông thường, công ty sẽ tái cơ cấu lại bộ máy tổ chức của mình vào những tháng đầu năm. Khi đó, nhu cầu tuyển dụng sẽ nhiều hơn vì chắc chắn có những vị trí thiếu nhân lực.
Chưa kể, nhiều nhân viên cũng thường chờ đến thời điểm đầu năm. Đặc biệt là sau khi nhận được các khoản lương tháng 13, thưởng Tết rồi quyết định xin nghỉ việc. Vậy nên sẽ có nhiều vị trí cần tuyển nhân viên.
Có thể nói, hai tháng đầu năm là thời điểm mà bộ phận nhân sự hoạt động năng nổ nhất. Nếu có dự định “nhảy” việc, bạn nên cân nhắc nộp đơn vào thời điểm này.
Tháng 3, 4 và 5
Nếu không kịp sắp xếp hoặc chưa nhận thấy Tết là thời điểm thích hợp cho bạn để nghỉ việc. Bạn có thể nộp đơn xin nghỉ vào 3 tháng tiếp theo đó. Bởi các cơ hội ứng tuyển vẫn còn rất nhiều, dễ dàng tìm kiếm vị trí phù hợp.
Tháng 9 và tháng 10
Tháng 9 và tháng 10 là hai tháng gần cuối năm, bộ phận nhân sự thường sẽ gấp rút tuyển dụng để hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra. Đây có thể coi là thời điểm tốt cuối cùng trong năm mà bạn có thể xin nghỉ việc. Bởi 2 tháng cuối năm thường là lúc doanh nghiệp bận rộn xem xét lại các quy trình làm việc, đánh giá nhân viên. Do đó nhu cầu tuyển dụng ít nhất.
Thời điểm nghỉ việc mà bạn nên tránh
Tháng 6, 7 và 8
Mùa hè là thời điểm cả học sinh và người đi làm nghỉ ngơi sau thời gian dài làm việc. Vậy nên thị trường tuyển dụng không có nhiều nhu cầu tuyển dụng. Nhất là khi vừa trải qua 2 đợt tuyển dụng cao điểm trước đó.
Dù không phải là không có bất kỳ cơ hội nào. Nhưng bạn vẫn không nên “nhảy” việc trong 3 tháng này. Bởi bạn sẽ bị giới hạn lựa chọn công việc. Dễ dẫn đến vấn đề phải thỏa hiệp với một công việc không mong muốn.
Tháng 11 và tháng 12
Hai tháng cuối năm là thời điểm mà người đi làm không nên xin nghỉ việc nhất. Bởi nhu cầu tuyển dụng không có nhiều, gần như rất khó để bạn có được công việc vừa ý.
Quan trọng hơn hết, nếu xin nghỉ việc vào cuối năm, bạn sẽ bỏ lỡ một số quyền lợi như lương tháng 13, thưởng Tết và một số khoản khen thưởng khác. Vậy nên dù có mong muốn “nhảy” việc đến đâu, bạn cũng nên đợi đến sau Tết mới nộp đơn xin nghỉ.
Mẫu đơn xin nghỉ việc tiếng Anh
Đơn xin nghỉ việc bằng tiếng Anh còn có một tên gọi khác là “Resignation Letter”. Người đi làm sẽ nộp đơn nghỉ việc tiếng Anh cho bộ phận nhân sự hoặc Ban lãnh đạo công ty khi có ý định nghỉ việc.
Những mẫu đơn xin nghỉ việc bằng tiếng Anh
Dưới đây là một số mẫu đơn xin nghỉ việc tiếng Anh mà bạn có thể tham khảo nếu muốn nghỉ việc:
Mẫu đơn nghỉ việc tiếng Anh số 1
Dear Mr. Don Cohen,
Please accept this letter as formal notification that I am resigning from my position as Account Executive with Marketing Media. My last day will be Thursday, March 2.
Thank you so much for the opportunity to work in this position for the past six years. I’ve greatly enjoyed and appreciated the opportunities I’ve had to grow our sales team and pipeline, be a part of creating a great product, and work with my fellow colleagues, and I’ve learned so much about marketing strategy and the digital media space, which I will certainly take with me throughout my career.
I’ll do everything possible to wrap up my duties and train other team members over the next two weeks. Please let me know if there’s anything else I can do to help during this transition.
I wish the company continued success, and I hope to stay in touch in the future.
Sincerely,
Anne Acharya.
Mẫu đơn xin nghỉ việc tiếng Anh số 2
Dear Ms. Fran Braden,
I’m writing to give my formal notice that I’ll be leaving my role as Office Manager for Larry and Keets Financial Partners on July 31.
I’ve recently received an offer to serve as an executive assistant at a small startup, and after careful consideration I’m excited to explore this new path in my career journey.
I’m incredibly grateful for the opportunities I’ve been provided working on the Operations team for the past four years. It’s been a wonderful experience to work for such a great company and help in solving Larry and Keets’ mission to provide better financial support for older employees.
Please let me know if I can be of any assistance during this transition. Thank you for all your guidance. I wish you all the best, and look forward to keeping in touch.
Sincerely,
George Lin.
Mẫu đơn xin nghỉ việc tiếng Anh số 3
Dear Mr. Max Hudson,
I would like to inform you that I am resigning from my position as Marketing Supervisor for the Smith Company, effective October 1, 2021.
Thank you for the support and the opportunities that you have provided me during the last two years. I have truly enjoyed my tenure with [insert Name of Company], and am more than grateful for the encouragement you have given me in pursuing my professional and personal growth objectives.
If I can be of any assistance during this transition in order to facilitate the seamless passing of my responsibilities to my successor, please let me know. I would be glad to help however I can.
Sincerely,
Zachary Parker.
Mẫu đơn xin nghỉ việc tiếng Anh số 4
Dear Mr. John Patrick,
I am writing this letter to notify you formally that I am resigning from my position as assistant sales manager of LeBronx Properties Limited, effective December 23.
I appreciate the opportunity for professional growth you provided during my time at LeBronx Properties Limited. Thank you for your support and encouragement.
Please let me know how I can help during the transition period. I wish you and the company the best.
Sincerely,
Manny George.
Mẫu đơn xin nghỉ việc tiếng Anh số 5
Dear Mr. Peter Mallory,
I am writing to formally inform you of leaving my position as accounts manager with Manchuria Investments, effective two weeks from this date.
The past 12 years have been exceptional for me. I appreciate the opportunity of managing over $200 million worth of client accounts, building valuable relationships with high-net-worth individuals and performing at the highest level of the hedge fund industry.
Thank you for providing me with an enabling environment to grow and develop my career to this point. I wish you and the company all the best. Please let me know if there is any way I can assist with the transition. I hope to keep in touch
Sincerely,
Richard Rutherford.
Tổng kết
Trong bài viết trên đây, Sau Giờ Hành Chính đã mách bạn một số lý do hợp lý để nộp đơn xin nghỉ việc. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp một số mẫu đơn xin nghỉ việc tiếng Anh để bạn tham khảo.
Hy vọng những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ có ích cho nhu cầu nghỉ việc của bạn. Hãy theo dõi Sau Giờ Hành Chính để đọc thêm nhiều bài viết thú vị khác.
Bạn thấy bài viết 5 dấu hiệu cho thấy bạn nên quyết định nghỉ việc có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về 5 dấu hiệu cho thấy bạn nên quyết định nghỉ việc bên dưới để Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: 5 dấu hiệu cho thấy bạn nên quyết định nghỉ việc của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Hỏi đáp
Tóp 10 5 dấu hiệu cho thấy bạn nên quyết định nghỉ việc
#dấu #hiệu #cho #thấy #bạn #nên #quyết #định #nghỉ #việc
Video 5 dấu hiệu cho thấy bạn nên quyết định nghỉ việc
Hình Ảnh 5 dấu hiệu cho thấy bạn nên quyết định nghỉ việc
#dấu #hiệu #cho #thấy #bạn #nên #quyết #định #nghỉ #việc
Tin tức 5 dấu hiệu cho thấy bạn nên quyết định nghỉ việc
#dấu #hiệu #cho #thấy #bạn #nên #quyết #định #nghỉ #việc
Review 5 dấu hiệu cho thấy bạn nên quyết định nghỉ việc
#dấu #hiệu #cho #thấy #bạn #nên #quyết #định #nghỉ #việc
Tham khảo 5 dấu hiệu cho thấy bạn nên quyết định nghỉ việc
#dấu #hiệu #cho #thấy #bạn #nên #quyết #định #nghỉ #việc
Mới nhất 5 dấu hiệu cho thấy bạn nên quyết định nghỉ việc
#dấu #hiệu #cho #thấy #bạn #nên #quyết #định #nghỉ #việc
Hướng dẫn 5 dấu hiệu cho thấy bạn nên quyết định nghỉ việc
#dấu #hiệu #cho #thấy #bạn #nên #quyết #định #nghỉ #việc