Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ lúc giao mùa :
Cảm cúm
Cúm do các virus gây ra, lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi… Cúm thường lành tính nhưng cũng có thể biến chứng nặng, gây nguy hiểm ở người bị suy giảm miễn dịch nhất là trẻ em <5 tuổi.
Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trong đó, bé sẽ đặc biệt khó chịu khi triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác. Nếu không được chăm sóc, điều trị đúng bệnh có thể gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ, tiêu cơ vân, suy hô hấp…
Phòng tránh cúm ở trẻ em cần luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân.
Hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Cho bé uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá.
Viêm đường hô hấp
Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, lúc trời trở lạnh, độ ẩm trong không khí giảm thấp. Trẻ em có thể mắc căn bệnh này khoảng 6 đến 8 lần trong năm.
Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống. Trẻ có thể sốt cao đột ngột, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ… Khi thấy các biểu hiện này cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Sốt phát ban
Sốt phát ban ở bé thường gây ra bởi virus sởi hoặc virus rubella. Bệnh gây ra bởi virus sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh gây ra bởi virus rubella còn gọi là ban đào. Sốt phát ban thường lây truyền qua đường hô hấp, khi bé hít thở chung nguồn khí với người bệnh. Đây là bệnh lây nhiễm do virus nên chỉ có thể điều trị các triệu chứng.
Khi mắc sốt phát ban trẻ có biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da bé sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi.
Khi thấy trẻ có biểu hiện nghi ngờ mắc sốt phát ban cha mẹ cần đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bởi bệnh dễ gây nhầm lẫn với sốt xuất huyết.
Bên cạnh đó, mẹ nên hạn chế cho con tiếp xúc với môi trường dễ gây bệnh, cách ly với trẻ, người lớn bị mắc bệnh sốt phát ban, sởi,… Ngược lại, khi trẻ mắc bệnh thì các bậc phụ huynh cũng cần cách ly trẻ với những người xung quanh để tránh gây bệnh cho người khác. Khi trẻ mắc bệnh trong độ tuổi đến trường thì cần thông báo cho giáo viên để các cô chủ động có biện pháp phòng tránh.
Tóm lại: Khi thời tiết giao mùa, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, độ ẩm không khí giảm,… làm cho sức đề kháng giảm, những đối tượng sức đề kháng yếu hoặc không thích nghi kịp như trẻ em sẽ dễ mắc bệnh.
Mặt khác, điều kiện môi trường thay đổi như trên cũng rất thuận lợi cho các mầm bệnh vi khuẩn, virus phát triển và lây lan, càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của con người. Vì vậy, để phòng bệnh cho trẻ thời điểm giao mùa cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng để phòng bệnh.
1. Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ (đối với các bệnh có vaccine phòng như cúm, sởi,…).
2. Đảm bảo dinh dưỡng, cho trẻ ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng.
3. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
4. Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà cửa, môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát.
5. Giữ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời vào ban đêm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
6. Hạn chế tối đa việc cho trẻ tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy,…
Khi trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời, không nên tự ý điều trị tại nhà.
Bạn thấy bài viết 3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về 3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn
Nhớ để nguồn bài viết này: 3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh của website daihocdaivietsaigon.edu.vn
Chuyên mục: Kinh nghiệm hay