2 người bị sốc phản vệ độ 3 sau khi uống kháng sinh, ăn phở sáng

Bạn đang xem: 2 người bị sốc phản vệ độ 3 sau khi uống kháng sinh, ăn phở sáng tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

Sốc phản vệ sau khi uống kháng sinh

Đó là bệnh nhân T. T. M (84 tuổi), vào viện trong tình trạng mệt nhiều, cảm giác khó thở.

Bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường typ 2 – tăng huyết áp 2 năm, bỏ thuốc trong 5 tháng. Tiền sử có dị ứng kháng sinh uống và tiêm không rõ loại. 5 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân xuất hiện sốt cao đi khám được chẩn đoán theo dõi sốt virus, được điều trị bù dịch, hạ sốt đỡ ít. Hai ngày sau bệnh nhân đi khám lại được chẩn đoán Sốt xuất huyết Dengue, kê thêm kháng sinh Augxicine 1g (Amoxicilin+ Clavulanat).

Bệnh nhân sau uống 1 viên kháng sinh xuất hiện ngứa, đỏ da vùng bụng tăng dần, không khó thở. Người bệnh đã đến phòng khám tư được xử trí bù dịch, hạ sốt, dừng uống kháng sinh nhưng triệu chứng không giảm. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện mệt nhiều, khó thở, kèm đỏ da và ngứa vùng bụng, cẳng tay hai bên nhiều hơn nên đã nhập viện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

Người bệnh được chẩn đoán phản vệ độ III nghi do thuốc kháng sinh/đái tháo đường typ 2- tăng huyết áp- Sốt xuất huyết Dengue ngày thứ năm.

Sau khi được các bác sĩ tích cực điều trị, người bệnh đã được xuất viện trong tình trạng ổn định.

Sốc phản vệ sau khi ăn phở sáng

Bệnh nhân N.Đ.M (48 tuổi) vào viện trong tình trạng khó thở, chóng mặt, buồn nôn, mắt phù, ngứa ngáy toàn thân. Được biết, trước đó 1 tiếng, người bệnh ăn sáng bằng phở.

Người bệnh được chẩn đoán sốc phản vệ độ III do thức ăn, trên nền đái tháo đường typ 2 và tăng huyết áp 16 năm. Sau khi được các bác sĩ tích cực điều trị, người bệnh đã được xuất viện trong tình trạng ổn định.

Theo ThS.BS Nguyễn Đăng Quân, Phó Trưởng khoa Điều trị tích cực – Bệnh viện Nội tiết Trung ương, phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Dị nguyên là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể, bao gồm thức ăn, thuốc và các yếu tố khác.

Bác sĩ khuyến cáo, để phòng ngừa phản vệ, cần xác định các dị ứng có thể mắc phải bằng cách đi kiểm tra tại cơ sở y tế, tránh các tác nhân gây dị ứng, mang theo bảng ghi thông tin dị ứng cá nhân theo người.

Khi xuất hiện các biều hiện như: ngứa, ban đỏ nổi trên da, mệt, khó thở, đại tiểu tiện bất thường cần đi khám sớm. Đặc biệt, ở bệnh nhân có tiền sử dị ứng trước đây, có mắc các bệnh dị ứng (viêm mũi dị ứng, hen phế quản) hay gia đình có người mắc bệnh dị ứng.

Bạn thấy bài viết 2 người bị sốc phản vệ độ 3 sau khi uống kháng sinh, ăn phở sáng có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về 2 người bị sốc phản vệ độ 3 sau khi uống kháng sinh, ăn phở sáng bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: 2 người bị sốc phản vệ độ 3 sau khi uống kháng sinh, ăn phở sáng của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  Bánh Custas bao nhiêu calo? Ăn bánh Custas có béo tăng cân không?

Viết một bình luận