10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan

Bạn đang xem: 10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan tại Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn

1. Sán lá gan gây bệnh ở người như thế nào?

Sán lá gan là một loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa và gây bệnh gây ra bệnh lý tại nhiều cơ quan nhưng chủ yếu ở gan và đường mật.

Bệnh sán lá gan bao gồm bệnh sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn .

– Sán lá gan lớn: Vật chủ chính là động vật ăn cỏ như trâu, bò; người chỉ là vật chủ phụ, vật chủ trung gian truyền bệnh là ốc họ Lymnanea. Người bị nhiễm bệnh do ăn sống những loài rau mọc dưới nước (như rau ngổ, rau rút, cải xoong…) hoặc sử dụng nguồn nước nhiễm ấu trùng sán lá gan.

– Sán lá gan nhỏ: Vật chủ chính là người và một số động vật như chó, mèo, hổ, báo, cáo, chồn, chuột. Vật chủ trung gian truyền bệnh thứ nhất là loài ốc Bythinia, Melania, vật chỉ trung gian truyền bệnh thứ hai là cá nước ngọt.

2. Ai dễ mắc bệnh sán lá gan?

Theo nghiên cứu, những trường hợp mắc sán lá gan đa số là những người hay ăn đồ sống, gỏi, rau thủy sinh…, sống ở ven sông, gần các khu chăn nuôi gia súc như trâu, bò, cừu; hoặc là người có tiền sử đã từng ăn cá sống đánh bắt ở vùng dịch tễ (vùng có bệnh sán lá gan lưu hành).

Người nhiễm bệnh sán lá gan thường do ăn cá, ốc nhiễm ấu trùng sán chưa được nấu chín, sau khi ăn ấu trùng này sẽ vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, sau đó phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và sinh sản trong đường mật.

3. Dấu hiệu nhận biết nhiễm sán lá gan

Biểu hiện nhiễm sán lá gan nhỏ:

  • Người bệnh thường có triệu chứng đau tức vùng gan do sán sinh sản gây tắc các đường mật trong gan dẫn đến biểu hiện đau tức hạ sườn phải.
  • Rối loạn tiêu hóa (kém ăn, bụng ậm ạch khó tiêu).
  • Đôi khi có biểu hiện sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh.

Biểu hiện nhiễm sán lá gan lớn:

  • Đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức; tính chất đau không đặc hiệu, có thể âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng.
  • Bệnh nhân mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa…
  • Một số trường hợp sán ký sinh lạc chỗ như ở phổi, dưới da ngực…

10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan- Ảnh 1.

Rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh sán lá gan. Ảnh minh họa.

4. Nhiễm sán lá gan có nguy hiểm không?

Trường hợp nặng, sán lá gan nhỏ có thể gây viêm đường mật, chảy máu đường mật, ung thư đường mật, xơ gan mật…

Một số trường hợp sán lá gan lớn gây áp xe gan, bệnh nhân đau hạ sườn phải dữ dội, sốt, gan to. Nếu khối áp xe vỡ lên phổi có thể gây tràn dịch màng phổi, tình trạng bệnh nặng nề.

Cần lưu ý, triệu chứng của bệnh sán lá gan có biểu hiện giống với các bệnh lý khác ở gan như viêm gan virus, viêm đường mật do sỏi, ung thư gan hay áp xe gan do các nguyên nhân khác… Vì vậy người bệnh cần được thăm khám kỹ để có biện pháp điều trị thích hợp.

5. Phương pháp điều trị sán lá gan

Điều trị sán lá gan chủ yếu là điều trị nội khoa với các thuốc diệt ký sinh trùng. Các thuốc cần được chỉ định sớm và đúng liều theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần phải tái khám tại sau 3 tháng và sau 6 tháng điều trị.

6. Đông y có chữa được bệnh sán lá gan không?

Đông y có thể hỗ trợ điều trị bệnh sán lá gan bằng các các bài thuốc có tác dụng tiêu giun, sát trùng, thanh nhiệt, giải độc gan…

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Đông y chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Để chẩn đoán chính xác và điều trị đúng bệnh sán lá gan cần phải phối hợp các thông tin về đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng tại cơ sở y tế chuyên khoa.

7. Cách chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh sán lá gan

Khi được chẩn đoán sán lá gan, người bệnh cần được điều trị sớm, sử dụng thuốc đặc hiệu và đủ liều theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nâng cao thể trạng.

Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng và thời gian quy định. Không tự ý dùng thuốc theo mách bảo.

Ngoài ra cần lưu ý chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý; Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên; Tập thể dục đều đặn phù hợp với sức khỏe; Ngủ đủ giấc; Tránh căng thẳng, stress…

Cần có chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ calo, protein, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ưu tiên các thực phẩm tươi, dễ tiêu hóa, giàu chất xơ; Uống nhiều nước; Hạn chế chất béo và các thực phẩm khó tiêu hóa như đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị, rượu bia, chất kích thích…

8. Sán lá gan có phòng tránh được không?

Bệnh sán lá gan chủ yếu là do thói quen vệ sinh, tập quán ăn uống của người dân, vì thế việc phòng bệnh chủ yếu bao gồm các biện pháp:

  • Đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi, không uống nước lã.
  • Dùng nước từ nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh.
  • Không ăn sống các loại thực vật tươi sống dưới nước gần các khu vực chăn nuôi gia súc.
  • Không ăn gỏi cá, các loại cá chưa được nấu chín.
  • Định kỳ tẩy sán cho gia súc.
  • Người nghi ngờ bị sán lá gan phải đến bệnh viện chuyên khoa khám và điều trị.

10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan- Ảnh 3.

Nếu nghi ngờ nhiễm sán lá gan, người bệnh cần đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

9. Cần phải làm các xét nghiệm gì để xác định nhiễm sán lá gan?

Các xét nghiệm sán lá gan thường được thực hiện là xét nghiệm phân tìm trứng sán, xét nghiệm sinh hóa máu và huyết học toàn phần, xét nghiệm tìm kháng thể sán lá gan trong huyết thanh…

Ngoài các xét nghiệm sán lá gan, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thức hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp thăm dò bệnh sán lá gan như: siêu âm tổng quát vùng gan mật, chụp X-quang lồng ngực, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ…

Khi được chẩn đoán xác định mắc sán lá gan, tùy theo mắc loại sán lá gan nào, người bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ phù hợp. Nếu được điều trị sớm, việc điều trị thường thuận lợi, người bệnh thường đáp ứng với thuốc và khỏi bệnh hoàn toàn. Nếu phát hiện và điều trị bệnh chậm, các tổn thương sán lá gan gây cho cơ thể người bệnh sẽ càng nặng nề, việc điều trị khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều.

10. Khám bệnh sán lá gan ở đâu?

Nhiễm sán lá gan ở người thường có biểu hiện triệu chứng như: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, thiếu máu, người gầy sút…

Khi có các dấu hiệu trên, đặc biệt khi có tiền sử ăn gỏi cá, uống nước lã, thường xuyên ăn sống các loại rau thủy sinh hoặc sống ở các địa phương có tỷ lệ mắc bệnh cao, người bệnh nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa ký sinh trùng làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác để có biện pháp điều trị hiệu quả.

Bạn thấy bài viết 10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về 10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan bên dưới để Đại Việt Sài Gòn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: daihocdaivietsaigon.edu.vn của Đại Việt Sài Gòn

Nhớ để nguồn bài viết này: 10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan của website daihocdaivietsaigon.edu.vn

Chuyên mục: Kinh nghiệm hay

Xem thêm bài viết hay:  [Văn Học VN] Tác giả Đinh Trọng Lạc là ai? những tác phẩm tiêu biểu

Viết một bình luận